Bệnh hen ở gà

mất:3 phút, 13 giây để đọc.

Trong quá trình chăn nuôi thì bệnh Hen gà CRD (Chronic Respiratory Disease) là một bệnh truyền nhiễm trên gia cầm trong ngành chăn nuôi; rất nguy hiểm, có thể lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất của đàn gà khi bị mắc bệnh.. Gà mọi giai đoạn phát triển đều có thể bị bệnh; nhất là gà con 4 – 8 tuần tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, nhất là khi giao mùa.

Nguyên nhân khiến gà bị mắc bệnh hen

Bệnh hen ở gà chủ yếu do Mycoplasma gallisepticum gây ra. Bệnh lây qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi, lây từ mẹ sang con. Bệnh bùng phát mạnh vào những thời kỳ mưa phùn, gió bấc, ẩm độ không khí cao. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, trong quá trình vận chuyển, chuyển và ghép đàn gà … Mật độ cá thể gà trong chuồng quá dày, nền chuồng bị ẩm ướt, bẩn thỉu, nồng độ NH3, H2S cao. Hệ thống chuồng nuôi không đảm bảo tốc độ gió và độ thông thoáng, sạch sẽ.

Triệu chứng của CRD

có biểu hiện ủ rũ; bỏ ăn, chậm lớn, chảy nước mắt và chảy nước mũi, lúc nào cũng vẩy mỏ để thở, thở khò khè, hen khẹc. Ho nhiều, sặc ; nhất là về đêm và sáng sớm bệnh sẽ trở nặng. Viêm khớp, sưng khớp khuỷu, có dịch nhầy trong bao khớp;  ngồi trên khớp khuỷu là những triệu chứng điển hình. Sản lượng trứng đã giảm đáng kể. Viêm túi khí; hành túi khí phù nề, bị dày lên, có hiện tượng trắng đục chứa chất bã đậu là các hạt nhỏ hoặc nang trắng trong lòng túi khí.

Nếu kế tiếp bệnh có biểu hiện phát tiếp với E.coli thì màng phổi, màng bao tim và màng gan sẽ phủ một lớp màng sợi. Xoang mũi, khí quản sung huyết, có bọt. Khớp có chứa rất nhiều dịch màu vàng loãng, mủ đặc, viêm ống dẫn trứng.

Bệnh hen ở gà

Cách phòng bệnh hen ở gà

Bệnh làm giảm năng suất chăn nuôi; thời gian điều trị kéo dài, tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy người nuôi cần tuân thủ phòng bệnh nghiêm ngặt cho đàn gà. Biện pháp phòng bệnh tốt nhất là nên lựa chọn chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại, máy ấp thật tốt. Mật độ nuôi phù hợp.

Tránh mọi tác động trực tiếp của thời tiết lên đàn gà. Chỉ mua gia cầm từ cơ sở giống uy tín; không có mầm bệnh, con giống khỏe mạnh. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đúng mức. Cần chú ý cung cấp đầy đủ các loại vitamin, các chất điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà. Định kỳ sử dụng vaccine để phòng bệnh cho đàn gà nuôi. Phun thuốc sát trùng 2 lần/tháng tại khu vực chăn nuôi.

Trị bệnh

Khi gà bị bệnh CRD, mua kháng sinh của các công ty có uy tín, để điều trị bệnh hiệu quả. Sử dụng một số loại kháng sinh sau để điều trị bệnh như: Doxycycline, Lincomycin, Spectinomycin, Tylosin, Tilmicosin, Ceftiofur, nhóm Tetracycline … Sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Kết hợp bổ sung thuốc hạ sốt, long đờm, vitamin, chất điện giải để nâng cao sức đề kháng của đàn gà. Lưu ý nên bắt đầu dùng thuốc ngay khi phát hiện triệu chứng, thời gian điều trị có thể kéo dài trong 5 – 6 ngày.

Tỷ lệ tử vong hoàn toàn do CRD không cao, nhưng việc kiểm soát CRD là rất quan trọng vì nó tạo cơ hội cho các vi sinh vật khác phát triển và gây bệnh trên gia cầm.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.