Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt

mất:4 phút, 11 giây để đọc.

Một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính của vịt là nhiễm trùng huyết (bệnh bại huyết); bệnh này phân bố và lây lan nhiều trên vịt và ngan. Nắm vững các phương pháp xử lý hiệu quả; điều trị kịp thời sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

Đối tượng mắc bệnh

Đây là là một loại bệnh truyền nhiễm cấp tính; lây lan ở diện rộng cho vịt và ngan; ít gặp ở gà tây và ngỗng; đôi khi là cả chim nước, gà và gà lôi cũng có thể bị bệnh. Bệnh thường cùng ghép với vi khuẩn E.coli, gây tỷ lệ chết cao ở vịt và ngan. Vịt ở mọi giai đoạn phát triển đều có thể mắc bệnh. Tuy nhiên, vịt con 1-8 tuần tuổi dễ bị nhiễm bệnh nhất. Thời gian để ủ bệnh ở con vật từ 2-5 ngày. Tỷ lệ tử chết khi mắc bệnh trùng huyết khoảng 75% .

 

Con đường lây nhiễm

Bệnh có thể lây lan trực tiếp hoặc gián tiếp. Thông thường, bệnh lây từ vịt mang bệnh sang vịt khỏe là do: vi khuẩn xâm nhập thông qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp; mầm bệnh có trong dịch tiết mũi họng dính vào thức ăn làm ô nhiễm thức ăn, nước uống và lây lan qua đường tiêu hóa; vi khuẩn cũng có thể truyền qua vết trầy xước ở da, đặc biệt là bàn chân.

Triệu chứng khi mắc bệnh

Vịt khi mắc bệnh thường có các biểu hiện sau: tiêu chảy, phân xanh xám; chảy nước mắt, sốt, ủ rũ, chảy nước mũi, khó thở; sưng phù đầu cổ, vẹo cổ, đầu cổ bị run. . Viêm khớp, mất điều hòa, đi lại khó khăn. Dễ bị kích động, chân duỗi như bơi; ở vịt đẻ có ống dẫn trứng bị viêm, có nhiều chất lỏng màu vàng. Đôi khi có trường hợp chưa rõ triệu chứng, một số vịt chết một cách đột ngột.

Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt

Bệnh tích

Mổ khám và kiểm tra vịt bệnh có các bệnh tích điển hình sau: Gan và lách sưng, gan bị tổn thương, viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp.

Cách phòng bệnh trùng huyết ở vịt

Đảm bảo chăn nuôi an toàn sinh học. Thực hiện tốt nguyên tắc an toàn sinh học, đặc biệt cần đảm bảo cách ly giữa các đàn và với môi trường bên ngoài.

Bệnh chịu tác động từ môi trường rất lớn do mầm bệnh phân tán ở khắp nơi như: nguồn nước mặt, trạm ấp, dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng… Thay và kiểm tra chất độn chuồng nhất là trong giai đoạn úm, chất độn chuồng quá cứng, sắc có thể làm tổn thương da chân vịt con.

Chăm sóc tốt, thức ăn đủ lượng chất, cân đối, cấp đủ nước uống. Phát hiện sớm, cách ly và áp dụng các biện pháp thích hợp để điều trị. Các trang thiết bị máy ấp, khay ấp và trứng trước khi đưa vào ấp nở phải được xông sát trùng để loại bỏ mầm bệnh. Chuồng trại, bãi đỗ, sàn nuôi nhốt vịt phải được vệ sinh sạch bằng vôi bột hoặc dung dịch thuốc sát trùng sau mỗi lứa nuôi hoặc xử lý định kỳ 10 – 15 ngày/lần.

 

Trong giai đoạn nuôi úm vịt con nên nhốt trên sàn, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước mặt sớm để tránh lây nhiễm E.coli có trong nước, cho vịt tắm trên sàn. Sử dụng nước sạch, mát cho vịt con uống. Nên cho vịt con ăn thành nhiều bữa trong ngày, hạn chế việc cho ăn kéo dài làm giảm chất lượng thức ăn. Bổ sung một trong các chế phẩm như: B.Complex, men vi sinh, khoáng, premix trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho vịt để tăng cường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng.

Cách điều trị

Những kháng sinh có thể điều trị được bệnh nhiễm trùng huyết bao gồm: Penicillin, Amoxycillin, Cephalosporins, Trimethoprim + Sulfamide, Florfenicol, Tetracycline, Quinolone (Marbofloxacin, Enrofloxacin…), Lincomycin. Và bổ sung Vitamin C với liều lượng và cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.

Chẳng hạn, người nuôi có thể sử dụng Ceftiofur để điều trị cho vịt. Ceftiofur là một kháng sinh thú ý, đã được chấp thuận dùng cho động vật ở Mỹ và châu Âu. Ceftiofur thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ thứ 3 có cơ chế diệt khuẩn như các beta-Lactam. Việc sử dụng Ceftiofur để điều trị bệnh bại huyết do vi khuẩn RA đã được áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, do sự dung nạp thuốc dai dẳng của RA nên cần phối hợp 2 – 3 loại kháng sinh để trừ tiệt hiện tượng này, giúp giảm đề kháng kháng sinh và tạo hiệu quả cao khi điều trị bệnh cho vịt.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.