Viêm gan là một bệnh dễ thấy ở vịt; truyền nhiễm cấp tính và có khả năng lây lan cao; có thể gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi thuỷ cầm; đặc biệt là ở vịt con dưới 3 tuần tuổi. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tử vong 100%.
Tác nhân gây bệnh
Viêm gan là bệnh do virus (Hepatitis anatum virus) gây ra; là bệnh cấp tính; gây chết cao cho vịt, ngan, gà tây, gà sao, ngỗng và chim trĩ. Tại Việt Nam, bệnh do virus thuộc nhóm Picornavirus gây nên. Bệnh thường xảy ra ở vịt < 6 tuần tuổi, đặc biệt là vịt 1 – 3 tuần tuổi với tỷ lệ chết cao và lây lan rất nhanh. Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp hoặc vết thương rồi vào máu. Virus theo máu đến các cơ quan phủ tạng đặc biệt là gan, đây là cơ quan thích hợp nhất đối với virus.
Viêm gan virus là một bệnh cấp tính, có khả năng gây chết ở vịt, ngan, gà tây, chim trĩ với tỷ lệ cao. Ở Việt Nam, bệnh do vi rút thuộc nhóm picornavirus gây ra. Bệnh thường xuất hiện ở vịt dưới 6 tuần tuổi, đặc biệt là vịt 1-3 tuần tuổi, tỷ lệ chết rất cao và có tính lây lan cực kì nhanh. Virus xâm nhập vào cơ thể vịt qua niêm mạc của đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc vết thương, sau đó xâm nhập vào máu. Virus theo đường máu đến các cơ quan phủ tạng, đặc biệt là gan là cơ quan thích hợp nhất để virus phát triển.
Quá trình vịt mắc bệnh phát triển qua hai giai đoạn:
Trong giai đoạn đầu, virus có thể gây ra rối loạn sự trao đổi chất ở gan, do quá trình chuyển hóa chất béo trong gan, đặc biệt là chuyển hóa cholesterol bị chậm lại, dẫn đến lượng glycogen trong gan giảm nhưng lượng lipid lại tăng lên. Vì vậy, vịt con bị thiếu năng lượng trong giai đoạn cuối của bào thai dẫn đến suy giảm sức đề kháng.
Ở giai đoạn thứ hai là giai đoạn virus phá hủy trực tiếp tế bào gan, tế bào nội mô huyết quản và gây ra hiện tượng xuất huyết đặc trưng. Virus sinh sản trong tế bào gan, đặc biệt là các tế bào trong mạng lưới hệ võng mạc nội mô, chẳng hạn như tế bào Kuffer. Khi kiểm tra thấy gan bị tổn thương, cơ thể vịt không giải độc được khiến con vật chết do nhiễm độc.
Triệu chứng khi mắc bệnh viêm gan vịt
Bệnh xảy ra rất nhanh; tỷ lệ mắc bệnh trong đàn là 100%; vịt chết tập trung chủ yếu từ 3 – 4 ngày và tỷ lệ chết thay đổi tùy theo độ tuổi. Khi vịt nhỏ hơn 1 tuần tuổi, tỷ lệ chết có thể đến 95%, khi vịt từ 1- 3 tuần tuổi tỷ lệ chết có thể đến 50% hoặc ít hơn, vịt 4 – 5 tuần tuổi tỷ lệ bệnh và chết không đáng kể.
Bệnh viêm gan vịt có thời gian nung bệnh từ 2 – 4 ngày, bệnh thường xảy ra đột ngột, lúc đầu chỉ thấy vài con sau đó bệnh xảy ra ồ ạt, vịt ít vận động, buồn ngủ, bỏ ăn, sã cánh, một số bị tiêu chảy, sau một vài giờ niêm mạc miệng xanh tím, vịt bị co giật; nằm la liệt, nghiêng sườn hoặc nằm ngửa, chân duỗi thẳng, đầu ngoẹo sang sườn hoặc lên lưng (tư thế chết đặc trưng gọi là nghiêng). Vịt co giật chết nhanh có khi chỉ 2 – 3 giờ kể từ khi phát bệnh, một số trường hợp vịt chết mà không có triệu chứng rõ rệt.
Chẩn đoán phân biệt bệnh viêm gan ở vịt
Bệnh dịch tả vịt (Duck plague): Bệnh dịch tả vịt thường xảy ra ở mọi lứa tuổi với các triệu chứng điển hình như: sưng đầu, sưng mắt, liệt chân; liệt cánh; tiêu chảy phân trắng, tốc độ vịt chết chậm hơn. Mổ khám thấy hiện tượng viêm loét xuất huyết đường ruột. Virus dịch tả rất mẫn cảm với chloroform, trong khi đó viêm gan vịt kháng chloroform.
Biện pháp phòng trị viêm gan ở vịt
Khi dịch bệnh chưa xảy ra: Biện pháp quản lý, đặc biệt là biện pháp an toàn sinh học đóng vai trò quan trọng: kiểm soát nhập đàn, hạn chế nguy cơ mang mầm bệnh từ bên ngoài vào trại thông qua các phương tiện trung gian và thực hiện tốt vệ sinh và sát trùng chuồng trại. Không nhập vịt con từ vùng có bệnh lưu hành thường xuyên.
Điều kiện chăn nuôi tốt:
Đảm bảo thức ăn; nước uống sạch sẽ; vịt được sống trong điều kiện tối ưu nhất. Ngoài ra; tiêm phòng vaccine như là một biện pháp hỗ trợ nhưng là biện pháp chủ động và hiệu quả nhất. Có 2 loại vaccine viêm gan vịt: Vaccine sống sử dụng cho vịt con và vaccine chết dùng cho vịt đẻ để truyền kháng thể thụ động giúp vịt con bảo hộ 2 – 3 tuần đầu tiên sau khi ấp nở.
Khi dịch bệnh xảy ra:
Thực hiện cách ly; tiêu độc và sát trùng chuồng trại; dùng các chế phẩm Vitamin C (NAVET-VITAMIN C ANTISTRESS) nhằm tăng cường sức đề kháng; cung cấp các chất cung năng lượng giải độc (GLUCOSE) và các chất điện giải (VITA-ELECTROLYTES). Tiêm ngay kháng thể viêm gan vịt với liều 1 – 1,5 ml/con.
Sử dụng một trong các kháng sinh sau:
– Trị khẹc vịt: 20 g/100 kgP; dùng 3 – 4 ngày sẽ khỏi.
– Colivinavet: 10 g thuốc dùng cho 30 – 40 kgP/ngày.
– Antidiarrhoea: 1 gói 10 g cho 50 kg thể trọng gia cầm.
– Gentatylodex oral: 1 g/5 kgP/ngày tương đương 1 g/lít nước hoặc 1 g/0,5 kg thức ăn.
– Ampicoli fort: Gói 50/200 kgP/ngày.
– Vina colidox: 0,5 – 1 g/1 lít nước/ ngày pha trong nước uống; tương đương với 1 – 2 g/10 kgP/ngày trộn vào thức ăn.
Tăng sức đề kháng
Bổ trợ; tăng sức đề kháng; tăng cường trao đổi chất bằng một trong các thuốc sau: B.complex for oral: Một gói 100 g thuốc pha với 300 lít nước hoặc trộn với 100 kg thức ăn hỗn hợp; Vinamix 200: 1 g/1 lít nước/ngày dùng liên tục trong 10 ngày hoặc cả quá trình nuôi; Stress-bran: 1 g thuốc pha trong 2 lít nước; thuốc dùng liên tục trong 4 – 5 ngày.
Vì bệnh diễn tiến rất nhanh nên khi phát hiện bệnh sớm; để điều trị hiệu quả bệnh viêm gan vịt có thể sử dụng các chế phẩm kháng huyết thanh hoặc kháng thể lòng đỏ có chất lượng cao; đặc hiệu kháng với các loại virus đang gây bệnh tại Việt Nam. Đây là bệnh do virus gây ra nên không điều trị được bệnh; để làm giảm thiệt hại do bệnh gây ra có thể tiến hành một số biện pháp sau: Phát hiện bệnh sớm; can thiệp bằng cách tiêm huyết thanh miễn dịch hay kháng thể viêm gan vịt chế từ lòng đỏ trứng cho vịt.
Nguồn: tapchigiacam.vn