Các bệnh thường gặp vào mùa mưa của gà đông tảo

mất:7 phút, 5 giây để đọc.

Vào mùa mưa, không riêng gì gà đông tảo mà gà đông tảo các loài khác đều dễ xảy ra dịch bệnh, lây lan trên diện rộng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin về các bệnh thường gặp. Bao gồm các dấu hiệu nhận biết, cách chống trống, cách chữa bệnh cho Gà Đông Tảo.

gà đông tảo

Bệnh Newcastle (dịch tả gà)

Bệnh do Paramyxovirus là một loại virus ARN, gây bệnh cho gà ở mọi lứa tuổi, biểu hiện là xuất huyết và viêm loét đường tiêu hóa. Bệnh lây lan nhanh, gây thiệt hại nặng có thể lên đến 100% số gà mắc bệnh.

Vi rút dễ dàng bị tiêu diệt bởi các chất khử trùng thông thường, nhưng nó có thể tồn tại nhiều năm trong môi trường mát mẻ. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, tiêu hóa do tiếp xúc với gà mắc bệnh.

Các triệu chứng bệnh:

Thời gian ủ bệnh thường là 5 ngày, nhưng có thể từ 5 đến 12 ngày.

+ Thể quá cấp tính:

Thường xảy ra lúc mới bùng phát, bệnh tiến triển nhanh, gà suy nhược rồi chết sau đó vài giờ, không có biểu hiện gì của bệnh.+Thể cấp tính:
Gà ủ rũ, ăn ít, uống nước nhiều, lông xù, gà bị sốt cao 42 – 43oC, hắt hơi, sổ mũi, thở khó trầm trọng, mào và yếm tím bầm, mũi chảy chất nhớt.
Ở gà trưởng thành triệu chứng hô hấp không thấy rõ như gà giò. Ở gà đẻ sản lượng trứng giảm hoặc ngừng đẻ hoàn toàn sau khi nhiễm bệnh 7 – 21 ngày.

+ Thể mãn tính:

Xảy ra ở cuối dịch. Gà có triệu chứng thần kinh, cơ quan vận động bị tổn thương nặng. Con vật vặn đầu ra sau, đi thụt lùi, vòng tròn, mổ không đúng thức ăn, những cơn co giật thường xảy ra khi có kích thích. Chăm sóc tốt gà có thể khỏi, nhưng triệu chứng thần kinh vẫn còn, gà khỏi bệnh miễn dịch suốt đời.

phòng bệnh:

Hiện nay thường sử dụng phổ biến vaccine do Công ty thuốc thú y TW II sản xuất, lịch chủng ngừa như sau:
– Vaccine Newcastle hệ F dùng nhỏ mắt mũi cho gà lúc 3 ngày tuổi, lặp lại lần 2 vào lúc gà 18 –21 ngày tuổi.
– Phòng lần 3 vaccine Newcastle hệ M, tiêm dưới da cho gà khi được 2 tháng tuổi, sau đó định kỳ 6 tháng tiêm phòng lặp lại.

Trị bệnh:

Không có thuốc điều trị đặc hiệu. Nên bổ sung thêm vitamin C và vitamin nhóm B, chế phẩm K.C- Electrolyte, cải thiện khẩu phần thức ăn có thể làm giảm bớt tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch.

Bệnh viêm hô hấp mãn tính

Bệnh gây ra do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum. Bệnh không làm chết nhanh và nhiều, nhưng làm cho gà chậm lớn, giảm đẻ, trứng gà bệnh không ấp nở được, gây chết phôi. Bệnh lây lan qua đường hô hấp và đường sinh dục. Khi gà đông tảo khỏi bệnh chúng mang trùng suốt đời nên gọi là hô hấp mãn tính.
Gà 2 – 4 tháng tuổi mắc bệnh nhiều nhất, gà nuôi công nghiệp hoặc nuôi mật độ cao dễ mắc bệnh hơn gà nuôi gia đình, mật độ nuôi thấp.

Triệu chứng:

Bệnh thường phát ra vào mùa đông, gà trống thường bị nhiễm nhẹ, tỉ lệ mắc bệnh lên đến 100%, nhưng tử số rất thấp. Bệnh thường nặng hơn khi nhiễm thêm các bệnh khác như Newcastle, viêm phế quản truyền nhiễm và E.Coli, tử số có thể lên đến 30%.

– Niêm mạc mắt đỏ, sung huyết, chảy nước mắt, nước mắt đặc dần, đóng dày khóe mắt, tích tụ fibrin ngày càng nhiều tạo thành những khối to bằng hạt đậu trong mắt có thể làm cho gà bị mù.
– Viêm mũi, chảy nước mũi, lúc đầu loãng sau đó đặc có màu trắng sữa bám đầy khóe mũi làm gà nghẹt thở.
– Vách các xoang nhất là xoang dưới mắt sưng làm cho mặt gà biến dạng. Đây là triệu chứng điển hình của bệnh.
– Niêm mạc họng, hầu hết các túi khí bị viêm làm cho con vật khó thở, mào và yếm tím bầm, kiệt sức rồi chết.

Ngoài ra một số trường hợp gà bị viêm khớp, viêm bao màng hoạt dịch. Ngoài ra cũng có một số trường hợp gà có triệu chứng thần kinh. Trứng bị nhiễm khuẩn thì phôi bị chết trước khi nở ra, thường khoảng 10 – 30%.

Phòng bệnh:

Có thể sử dụng vaccine chết MG để phòng bệnh cho gà bằng cách tiêm dưới da hoặc tiêm bắp. Nhưng để thực hiện qui trình phòng bệnh bằng vaccine thì trại ấp phải nhận trứng từ những trại gà được kiểm tra là không bị nhiễm bệnh. Do đó việc phòng bằng vaccine tỏ ra không hiệu quả về mặt kinh tế mà ta nên dùng kháng sinh đặc trị cho gà đông tảo trong vòng 10 ngày khi nở.

Trị bệnh:

Có thể dùng các kháng sinh dạng bột pha vào thức ăn hay nước uống liên tục 3-5 ngày:

  • Anti – CCRD Plus : Pha 2g thuốc với 1 lít nước cho gà uống.
  • ETS: 1g dùng cho 2 kg thể trọng/ngày.
  • Tylenro 5+5 : 1g dùng cho 3 kg thể trọng/ngày.
  • Vimenro : Gói 10g dùng cho 15-20 kg thể trọng.
  • Hoặc kháng sinh dạng tiêm để điều trị cho đàn gia cầm:
  • Tylenro 5+5 :1ml dùng cho 5 kg thể trọng/ngày.
  • Genta – Colenro : 1ml dùng cho 5 kg thể trọng/ngày.
  • Các kháng sinh trên tiêm liên tục 3-5 ngày.

Bên cạnh việc dùng kháng sinh trị bệnh cho gia cầm việc bổ sung các chất điện giải và vitamin cũng rất cần thiết, có thể dùng:

  • Vimix Plus: 1g pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3-5 ngày.
  • Aminovit : Gói 100g pha cho 500 lít nước uống liên tục 3-5 ngày.
  • Vitaral: 1ml pha cho 1 lít nước dùng liên tục 3-5 ngày

Gà mắc bệnh cầu trùng

Thường ủ rũ, kém ăn, uống nước nhiều; kế đó là ỉa chảy, lầy nhầy vì có niêm mạc ruột bị tróc ra. Sau vài ngày, phân có máu tươi hoặc màu nâu. Nếu không điều trị kịp thời, gà chết sau 3- 5 ngày với tỷ lệ 40-60%. Điều trị: Pha 0,2g esb3 (là hóa dược có kết tinh như đường kính, tan trong nước) với 0,1l nước, cho uống 3- 4 ngày. phòng bệnh: Pha 0,1g thuốc với 0,1l nước, cho gà uống 2- 3 ngày/tuần, dùng liền 2-3 tuần. Vệ sinh, tiêu độc chuồng trại, cho ăn đủ dinh dưỡng và các vitamin A, D, E, C, B1.

Bệnh viêm đường hô hấp mãn tính (CRD)

Thường xảy ra khi thời tiết thay đổi và độ ẩm cao. Mầm bệnh từ gà bệnh sẽ ra ngoài theo hơi thở, nước mũi, nước giãi của gà, lây qua đường hô hấp. Gà bệnh ăn kém, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, thở khó. Điều trị: Tyosin: dạng bột 98%: 0,1g pha 2l nước, uống 3- 5 ngày. Tylosin tiêm cho gà theo liều 20- 25mg/kg thể trọng gà, dùng 3- 5 ngày. Hoặc Tiamulin dạng bột, 1-1,5g pha 1l nước, uống 3- 5 ngày. Hoặc trộn vào thức ăn: 20g/100kg thức ăn. Tiamulin có dạng tiêm, pha 0,1ml với 0,4ml nước cất, tiêm 3-4 ngày.

Bệnh đậu gà

Gà 1- 3 tháng. Gà có những nốt đậu nhỏ bằng hạt lúa; hạt đậu xanh; màu đỏ mọc len ở má, gần lỗ mũi, gần mắt, mào gà hoặc trên da đùi, góc cánh của gà. Những nốt đậu phát triển to dần, mọng nước màu trắng vàng, rồi vỡ ra, tạo ra các vẩy màu nâu, bong ra. Nốt đậu cũng thường mọc trong niêm mạc mũi, trong miệng gà và trong kết mạc mắt khi vỡ ra, làm cho gà bị chết. Điều trị: Blen-Methylen (5%o); cồn iốt bôi lên mụn đậu hàng ngày; nhỏ dung dịch Chloramphenicol- 4 %o lên mụn đậu; vào mắt và miệng; mũi cho gà đông tảo để diệt các tạp khuẩn gây viêm nhiễm thứ phát. phòng bệnh: tiêm vaccine.

Trích dẫn: traigiongthuha.com

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.