Cách chữa gà chọi bị mất gân, gân yếu

mất:3 phút, 30 giây để đọc.

Có rất nhiều cách chữa gà chọi bị mất gân, gân yếu. Nguyên nhân khiến gà chọi bị mất gân, gân yếu là do đâu? Bài viết dưới đây giới thiệu và chia sẻ những kinh nghiệm – kỹ thuật nuôi gà chọi. Và cách khắc phục tốt nhất khi gà chọi bị yếu chân, mất gân hoặc gân yếu.

 Nếu như không phải là người sành chơi, thì nhìn bề ngoài rất khó nhận biết gà bị mất gân, yếu chân… Việc nhận biết các bệnh ở gà chọi như yếu chân, mất gân thường dựa vào các đặc điểm khác lạ của chúng. Ví dụ như gà đi chậm chạp, hay nằm hơn bình thường và kém gối. Biểu hiệu rõ nhất là khi đá lực đá sa sút, khả năng tiếp đất khó khăn. Khi lâm trận mặc dù có đá liên tục nhưng đối thủ vẫn không có những vết thương chí mạng.

Có 5 nguyên nhân khiến gà bị cứng gân, mất gân mà người nuôi thường ít để ý. Chỉ một vài thao tác đơn giản nhưng lại là nguyên nhất chủ chốt.  Khiến chân gà không còn là một vũ khí lợi hại như ban đầu. Cụ thể các nguyên nhân đó là:

Nguyên nhân dẫn đến gà chọi bị mất gân, yếu gân

  • Gà mất gân do tiêm phòng hoặc tiêm thuốc bổ vào phần cơ đùi. Lạm dụng các loại thuốc kháng sinh chữa bệnh
  • Cách vần đòn, vần hơi hoặc om chườm không đúng cách
  • Vần gà quá sớm khiến cho gà chọi bị ép đòn quá tải
  • Thời gian thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 không cản mái khiến cho gà đạp mái quá nhiều
  • Do di truyền của các dòng gà. Một số dòng gà sau khi thay lông từ vụ lông 1 sang vụ lông 2 thì không còn khả năng thi đấu

Cách chữa gà chọi bị mất gân, gân yếu

Bước 1: Kiểm tra gân gà

Khi phát hiện gà đá về đi tập tễnh hoặc chân yếu sau các kỳ vần thì ngay lập tức tách riêng ra khỏi gà mái hoặc gà trống trưởng thành khác. Lưu ý “tuyệt đối không cho gà trống đạp mái ở giai đoạn này”.Thả gà bị mất gân ra khoảng không gian rộng rãi, có đất cát, cây cỏ. Để gà thỏa mãn sở thích tắm cát và tự do đi kiếm ăn. Thả gà chung với đàn gà còn non cũng được chứ không nhất thiết phải thả một mình.

Bước 2: Om bóp cho gà

Dùng rượu thuốc om bóp hàng ngày vào phần đùi cho gà vào buổi sáng hoặc buổi tối liên tục trong nửa tháng. Sau đó, vẫn duy trì việc om bóp nhưng kết hợp thêm một số phương pháp luyện tập gân gối để phục hồi chức năng cho gân gà bằng cách.

Bước 3: Cách làm cho gà chọi khỏe gân bằng bài tập phục hồi

Bài tập 1: Lấy tay phải đặt dưới lườn trước và tay trái đặt dưới lườn sau. Từ từ nâng gà lên độ cao khoảng 30cm so với mặt đất rồi thả tay ra cho gà rơi tự do. Thực hiện lặp đi lặp lại cách làm này 10 lần trong khoảng 5 ngày đầu tiên. Tiếp theo đó sẽ bắt đầu tăng dần lên cho đến đạt mức 100 lần/ ngày.

Bài tập 2: Dùng tay phải đặt dưới lườn trước của gà, sau đó hất gà lên cao để tạo độ hẫng rồi bắt đầu rơi tự do xuống đất. Mục tiêu của bài tập 2 giống như bài tập 1 là 10 lần/ 5 ngày đầu tiên. Và 100 lần/ ngày sau đó.

Bước 4: Trường hợp gà mất gân do đạp mái quá nhiều khi thay lông

Trong giai đoạn này thì tốt nhất không nên cho thực hiện các bài tập. Vì nếu có cho tập thì cũng mất thời gian mà không đem lại kết quả gì.

Với những con gà bị gân yếu, mất gân hạn chế hoặc không cho gà cản mái. Tiếp tục để chúng như vậy để chờ đợi thay lông đá ở giai đoạn vụ lông 3.

Nguồn: nuoigada.com

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.