Chế độ dinh dưỡng cho vịt đẻ

mất:3 phút, 15 giây để đọc.

 Với tiềm năng phát triển chăn nuôi vịt lớn; nước ta đã chọn lọc được nhiều giống vịt đẻ mang lai hiệu quả cao. Vì vậy, muốn vịt đẻ phát huy tối đa đặc điểm của mình; những người chăn nuôi cần phải quan tâm; sự am hiểu về dinh dưỡng cho vịt đẻ. Dinh dưỡng là một yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định đến khả năng đẻ tốt của vịt. Để vịt đẻ luôn có cơ thể khỏe mạnh, cũng như mang lại hiệu quả kinh tế cao thì người chăn nuôi cần cung cấp đủ các khoáng chất dinh dưỡng đủ cho loài vịt.

Nhu cầu dinh dưỡng

Trong khẩu phần ăn của vịt đẻ cần sử dụng hợp lý các loại thức ăn để đảm bảo chế độ dinh dưỡng khi nuôi. Người chăn nuôi cần lưu ý đến lượng thức ăn cung cấp cho vịt; nhằm đạt sản xuất tối đa nhưng không làm cho vịt bị béo từ đó làm giảm khả năng đẻ trứng.

Thức ăn của vịt đẻ có 2 dạng: thức ăn hỗn hợp; thức ăn kết hợp giữa thức ăn hỗn hợp và nguồn thức ăn tự nhiên sẵn ; chẳng hạn như 70 – 80% thức ăn viên + 20 – 30% thức ăn tự nhiên ( ngô, thóc, ruột cá, đầu tôm…). Theo các nhà chuyên gia khuyên nên dùng thức ăn dạng viên cho vịt đẻ là hữu hiệu nhất bởi trong thức ăn viên có đầy đủ và hàm lượng cân đối các dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của vịt đẻ. Thức ăn thông thường tự nhiên thường không cân đối được các chất dinh dưỡng và hàm lượng không ổn định.

chế độ dinh dưỡng cho vịt đẻ

Protein

Protein là yếu tố đóng vai trò quyết định đến khả năng đẻ và tỷ lệ đẻ trứng của vịt. Thức ăn giai đoạn vịt đẻ cần đảm bảo 17 – 19% protein thô. Chất lượng protein phụ thuộc vào sự có mặt của các loại axit amin. Thức ăn protein có nguồn từ động vật và thực vật.

Protein có nguồn gốc động vật được coi là các loại thức ăn có đầy đủ hàm lượng protein; trong khi protein có nguồn gốc thực vật thường có thành phần các axit amin không đầy đủ . Các nguồn dinh dưỡng đạm mà vịt có thể tìm kiếm được trong môi trường chăn thả như: ốc, trai, hến,… đây là những nguồn cung cấp lượng đạm khá cao cho vịt.

Năng lượng

Những thức ăn giàu lượng đường thường có trong các loại thực vật như lúa, ngô, khoai, sắn… Trong đó, lúa thường được dùng khá phổ biến để nuôi vịt đẻ; trong lúa cũng có tới 5% đạm tiêu hóa. Để nâng cao khả năng tiêu hóa và có thêm vitamin H cần thiết đối với khả năng đẻ trứng của vịt, các cơ quan khuyến cáo người nuôi nên ủ cho lúa lên mầm trước khi cho vịt ăn.

Vitamin

Vitamin rất cần thiết trong nhu cầu dinh dưỡng của vịt đẻ, tuy nhiên đối với vịt được chăn thả thường không bị thiếu hụt các nguồn vitamin. Vì nhờ vào thức ăn mà vịt tận dụng trong quá trình kiếm mồi hoặc vitamin có trong thức ăn bổ sung. Nguồn vitamin ngoài tự nhiên vịt có thể tìm kiếm được đó là rong bèo, bắp cải, các loại cỏ… Tuy nhiên, người nuôi cần phải quan sát vào da, lông vịt để biết được chính xác nhu cầu vitamin của chúng.

Khoáng

Khoáng đặc biệt là canxi là chất dinh dưỡng trong hình thành vỏ trứng và làm tăng tính thèm ăn của vịt. Khi vịt không được chăn thả người nuôi sẽ phải tiến hành bổ sung khoáng cho vịt đẻ đảm bảo tỷ lệ trứng. Một số nguồn bổ sung chất khoáng gồm vỏ trứng, vôi bột, muối ăn…

Nguồn: tapchigiacam.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.