Định kỳ tiêm vaccine cho ngan thịt

mất:5 phút, 8 giây để đọc.

Ngày nay, ngành chăn nuôi gia cầm đang phát triển nhanh chóng. Ngoài ra, các dịch bệnh như Newcastle, Tụ huyết trùng, Cúm gia cầm;.. vẫn đang xảy ra, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Để ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh, đảm bảo đàn lớn nhanh, khỏe, thịt thơm ngon, đảm bảo an toàn đối với người tiêu dùng; nâng cao hiệu quả sinh sản, cần chủ động xây dựng kế hoạch tiêm vaccine đầy đủ phòng bệnh cho đàn ngan,

Ngan từ 1 – 15 ngày tuổi

Từ khi ngan mới sinh đến 15 ngày tuổi; là giai đoạn ngan cực kỳ non yếu, sức đề kháng yếu, rất dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường sống nên cần tiêm phòng càng sớm càng tốt để cho ngan phát triển và có sức đề kháng tốt nhất.

Khi ngan đã được 1 ngày tuổi, nên tiêm mũi vaccine lần 1 bằng mũi tiêm phòng viêm gan. Trường hợp những đàn ngan mẹ đã được tiêm phòng thì bắt đầu tiêm phòng mũi 1 cho đàn ngan con từ 1-10 ngày tuổi là hợp lý nhất. Ngoài việc tiêm phòng, người nuôi cũng cần chú ý pha cho ngan ăn và uống với liều lượng 1 g thuốc / 1 lít nước trong khoảng thời gian 10 ngày liên tục.

Trường hợp đối với ngan từ 1 đến 3 ngày, theo hướng dẫn của chuyên gia chăn nuôi, tiêm kháng sinh thích hợp để phòng bệnh Escherichia coli, Salmonella và viêm rốn, tiêm 1 g kháng sinh / 1 lít nước là liều lượng thích hợp nhất vớithuốc ở dạng bột, và 1 ml / 2 lít nước với thuốc ở dạng nước; nên dùng liên tục trong 3 ngày đầu tiên..

Sau khi ngan đã sinh được 10 ngày tuổi, ngan cần được tiêm phòng lần 1; và vào 2 ngày sau đó thì cho ngan ăn hoặc uống nước điện giải  kết hợp pha cùng men sống để tăng cường sức đề kháng. Ngan mới sinh được 15 ngày tuổi cần tiêm vaccine cúm gia cầm lần đầu

Phòng bệnh cho ngan từ 21 – 50 ngày tuổi

Khi được 21 đến 23 ngày tuổi cần tiêm vaccine phòng bệnh thương hàn; bệnh tụ huyết trùng cho ngan. Cứ 6 tháng sau khi được tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng thì nhắc lại 1 làn đối với ngan nuôi lấy trứng; bên cạnh đó ngan được cho ăn hoặc uống thêm men tiêu hóa và vaccine phòng bệnh tụ huyết trùng cho ngan.

Khi ngan được 40 ngày tuổi cần tiêm vaccine phòng bệnh cúm lần 2; đợi tới khi ngan được 50 ngày tuổi thì tiêm vaccine phòng bệnh viêm gan cho đàn ngan giống.

Định kỳ tiêm vaccine cho ngan thịt

Từ 63 – 190 ngày tuổi

Đối với ngan thịt trong giai đoạn chăn nuôi cuối cần chú ý theo dõi cẩn thận. Khi ngan được 63 ngày tuổi cần chú ý bổ sung thêm vitamin cho ngan. Ngan được 90 – 120 ngày tuổi cần bổ sung thêm khoáng vi lượng cùng với kháng sinh phòng bệnh cho ngan. Khi ngan được 180 – 190 ngày tuổi cần tiêm phòng vaccine dịch tả, viêm gan và phòng bệnh cúm gia cầm, bổ sung thêm vitamin cần thiết cho đàn ngan thịt.

Phòng bệnh

Phải thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh. Trước cửa phòng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại ngan và nếu có 2 đàn thì chỉ cách nhau 2 – 5 ngày tuổi.

Khi mua gia cầm giống về nuôi; chỉ nên mua ngan từ những cơ sở giống tốt; có nguồn gốc rõ ràng và chỉ chọn những con khỏe mạnh; nhanh nhẹn. Cần phải hỏi rõ để biết giống đã được tiêm phòng chưa và tiêm phòng những bệnh gì.

Chuồng trại:

đảm bảo thoáng mát về mùa hè; ấm về mùa đông; duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi. Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Chuồng trại; trang thiết bị chăn nuôi phải được rửa để khô ráo, xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tiêu độc để chuẩn bị đợt chăn nuôi tiế để trống chuồng từ 7 – 15 ngày.

Ngan nhập về phải nuôi cách ly từ 15 – 20 ngày và giữ đúng các nguyên tắc thú y quy định. Ngan ốm và yếu cần loại ngay ra khỏi đàn, xác ngan chết cần phải đưa ngay ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý tuỳ từng loại bệnh. Phân cần thu lại và đưa vào đúng nơi quy định.

Thức ăn:

Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng khẩu phần không cho ngan ăn các loại thức ăn ôi; mốc. Không dùng các loại thức ăn có hàm lượng muối cao; trong thức ăn có thể sử dụng chế phẩm vi sinh như EM để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường do chất thải của ngan.

Nước uống

Nước uống phải là nước sạch; không dùng nước đục; nước ao; hồ tù đọng; nước giếng có hàm lượng sắt cao. Có thể dùng thuốc tím 0,5% (5 gam cho 10 lít nước) để khử trùng nước uống cho ngan hoặc Cloramin 1% (10 gam cho 10 lít nước). Có thể dùng Anolit; Catolit để sát trùng nước thường xuyên cho ngan uống.

Nên hạn chế người ra vào nơi nuôi gia cầm. Nếu có dịch bệnh xảy ra ở địa phương xung quanh thì không cho người ngoài đến. Người nuôi không được đến nơi xảy ra dịch. Cần có biện pháp ngăn ngừa không cho ngan tiếp xúc với các động vật khác như chim hoang, heo, chuột… Thường xuyên loại thải những con ngan gầy yếu ra khỏi đàn để tránh lây lan bệnh.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.