Hướng dẫn chăn nuôi vịt cỏ siêu trứng

mất:4 phút, 18 giây để đọc.

Trứng vịt là một loại thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người.Tuy nhiên, giống vịt đẻ thường không cho nhiều trứng; thời gian cho trứng lâu; vì vậy để đáp ứng nhu cầu của thị trường; hiện nay; các nhà nghiên cứu đã cho ra giống vịt cỏ siêu trứng.

Đúng với cái tên của nó, vịt cỏ với đặc trưng đẻ trứng sớm; không những vậy còn số lượng còn nhiều. Vịt cỏ có thể đẻ trứng sớm từ khi chúng được 140 ngày tuổi.

Ngoài ra; nếu được áp dụng đúng kỹ năng chăn nuôi; các biện pháp kỹ thuật hiện đại cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý thì số lượng trứng có thể đạt từ 200- 225 quả/mái/năm. Tuy trứng vịt cỏ nhỏ nhưng lại có tỷ lệ phôi rất cao, trọng lượng bình thường đạt từ 60-65gam/quả.

Lựa chọn con giống

Khi chọn con giống, cần phải chọn những con vịt khỏe mạnh, mắt sáng; lông mượt, mỏ và chân cứng cáp, chân tay nhanh nhẹn; không nên được chọn những con bị dị tật, khô chân, vẹo mỏ…

Vịt siêu cỏ cho trứng

Chuồng trại, ao hồ

Chuồng nuôi vịt đẻ cũng có các kiểu chuồng như chuồng – sân – ao, chuồng sàn trên ao… Yêu cầu nền chuồng phải khô ráo, tránh chuột và các động vật khác phá ổ trứng, tránh mưa nắng cho ổ đẻ. Có thể làm nền bằng gạch, xi măng và mái chuồng có thể dùng lá cọ để có hiệu quả thoáng mát. Nếu nuôi theo phương pháp chăn thả thì cần xây dựng sân chơi cho vịt.

Ổ đẻ được để sát vách chuồng. Ổ đẻ phải làm phía trong chuồng để khi vịt từ ao lên khi vào chuồng đến ổ đẻ thì chân đã khô, không làm dơ ướt ổ đẻ. Có thể ngăn riêng cho khu vực ổ đẻ, sau 8 giờ sáng ngăn khu vực này lại để tránh vịt vào nằm trong ổ đẻ làm dơ ổ đẻ.

Trong quá trình nuôi luôn chú ý tiến hành vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống của vịt, sát trùng, khử trùng thường xuyên để vịt siêu trứng có môi trường sống sạch sẽ, thuận lợi phát triển. Phát quang, diệt chuột, các loại côn trùng khác xung quanh chuồng nuôi để không làm ảnh hưởng đến vịt.

Mật độ nuôi

Mật độ nuôi vịt siêu trứng nên để khoảng 3 – 4 con cho 1 m2.

Lót nền chuồng và ổ đẻ bằng rơm khô, cỏ khô, trấu. Chú ý thay ổ đẻ thường xuyên để tránh ẩm ướt và mốc, vì trong điều kiện ẩm ướt nấm và vi khuẩn sẽ dễ phát triển. Hoặc có thể làm ổ đẻ bằng gỗ, tre, tấm cót… thành từng ô với kích thước 40 x 60 x 40 cm và trong một ô cho 4 – 6 con mái đẻ.

Với các chuồng làm trên ao cá thì trước hết chúng ta lót sàn ở chỗ đặt ổ bằng tấm cát tông, cót… rồi mới đặt ổ đẻ lên nhằm tránh rơi rơm; trấu xuống ao.

Thức ăn, nước uống

Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp (thức ăn viên) khoảng 130 – 150 gram/con/ngày, loại này có chi phí tương đối cao nhưng bù lại là sự thuận tiện; dễ sử dụng, chủ động về số lượng, theo dõi mức ăn hàng ngày dễ dàng… Hoặc các loại thức ăn tự nhiên như bèo; đậu xanh, rau… Ðặc biệt giai đoạn vịt đến thời kỳ đẻ trứng thì cần cho vịt ăn no chất lượng trứng mới cao.

Cần tăng lượng nước uống cho vịt đẻ vì nhu cầu nước uống hàng ngày có thể bằng 3 – 4 lần lượng thức ăn tinh. Trước khi thả vịt xuống ao phải cho vịt uống no nước ngọt. Có thể cho vịt uống bằng máng uống tự chế bằng tôn; chậu sành hay máng uống tự động bằng nhựa.

Chiếu sáng

Thời gian chiếu sáng quy định là 17 giờ/ngày. Ngoài thời gian chiếu sáng tự nhiên khoảng 12 – 14 giờ thì phải chiếu sáng nhân tạo bổ sung 3 – 5 giờ/ngày. Công suất chiếu sáng là 3 – 5 W/m2 nền chuồng (treo bóng đèn cách mặt nền chuồng 2 – 2,5 m). Khi chiếu ánh sáng hợp lý sẽ kích thích đẻ trứng và đảm bảo chất lượng trứng giống cao.

Phòng bệnh

Việc chú ý phòng bệnh cho vịt siêu trứng cũng là một yếu tố rất quan trọng; giúp hạn chế dịch bệnh ảnh hưởng đến số lượng đàn vịt. Khác với kỹ thuật nuôi vịt thông thường thì khi nuôi vịt lấy trứng có thể sử dụng thuốc sát trùng như crezin 3%, formol 2% hoặc vôi bột được đựng trong hố; thùng để sát trùng phương tiện trước khi ra vào chuồng nuôi vịt để tránh vịt mắc các dịch bệnh. Cùng với đó là việc cần chú ý lịch tiêm phòng định kỳ để vịt luôn có được sức đề kháng tốt nhất.

Nguồn: tapchigiacam.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.