Hướng dẫn nuôi vịt chăn thả

mất:6 phút, 14 giây để đọc.

Nuôi vịt chăn thả phù hợp với phần lớn bà con nông dân tại các vùng quê Việt nam.

Vịt được nuôi với nhiều mục đích, trong đó vịt nuôi lấy thịt là một trong những cách đem lại hiệu quả kinh tế cũng những các món ăn ngon. Vịt giống nuôi lấy thịt có xu hướng tích mỡ làm giảm chất lượng thịt. Mặt khác, khi chọn vịt giống, người dân không được chọn giống vịt có nhiều nạc. Vì vậy, chăn thả là phương pháp tốt nhất, vì như vây vịt sẽ hoạt động nhiều nên nên săn chắc, chất lượng thịt ngon hơn. Nuôi vịt thả đồng, nhất là vịt thả đồng cũng mang lại nhiều lợi ích như: Tăng sản lượng lúa, giảm sử dụng phân bón (vì phân vịt), vịt và cá còn ăn côn trùng, sâu bệnh hại lúa.

Diện tích chăn càng rộng thì càng có nhiều cỏ tự nhiên,rơm rạ trên ruộng, cây trồng và thức ăn. Nên có cây xanh cho bóng mát cho đàn vịt vì chúng thường nằm lâu giữa các chuyến đi. Đàn vịt trưởng thành cũng nghỉ ngơi giữa các buổi chăn, nhất là giữa trưa hè oi bức. Vì vậy, khi nuôi vịt chăn thả, cứ 10 con vịt trên mét vuông phải có một lều trại.

 

Chăn thả

Giai đoạn gột vịt

Gột vịt từ 0-3 tuần tuổi (18-25 ngày tuỳ điều kiện, mùa vụ, tập quán từng nơi), 2-3 tuần đầu phải sưởi ấm cho vịt, chủ yếu vịt nuôi nhốt ở chuồng. Từ 7-8 ngày tuổi tập choh vịt bơi để vịt quen dần với nước, thời gian tập bơi tăng dần đến gột xong thì có thể cho vịt “chạy đồng.

Trong thời gian này cho vịt ăn cơm, bùn, ngô xay hoặc nấu chín trộn với mồi tôm tép, bột cá đảm bảo nhu cầu protein 20-21%.

Kinh nghiệm gột vịt tốt của các nông hộ nhiều vùng như sau:

  • Vịt 2 ngày tuổi: Cho vịt con ăn bún hoặc cơm, chưa cho ăn mồi, cho uống nước đầy đủ, nhốt chuồng ấm, kín gió, thông thoáng.
  • Vịt 3-10 ngày tuổi: Cho vịt ăn cơm, có thể là gạo ngâm mềm trộn với mồi theo công thức 30kg gạo với 60-70kg tép, đầu tôm tươi hoặc 15-16kg ruốc cá khô cho 100 vịt ăn trong 7 ngày, hàng ngày 5-6 lần. Cho vịt ăn thêm rau xanh thái nhỏ. Tập cho vịt quen với nước, theo thời gian tăng dần 10-30 phút, đến ngày thứ 10 vịt xuống nước tự do.
  • Vịt 11-20 ngày tuổi: Cho vịt ăn gạo ngâm như công thức ở vịt 3-10 ngày tuổi, cho đến khi vịt được 15 ngày tuổi. Sau đó thay gạo bằng thóc luộc theo công thức 60kg thóc với 28-30kg bột cá hoặc 110-120kg tép tươi, cua đồng … cho 100 vịt ăn 10 ngày, 3-4 lần trong ngày. Ngoài ra, có thể cho vịt ăn thêm rau xanh.

Giai đoạn cho vịt chạy đồng

Vịt sau 3 tuần tuổi: Cho vịt chạy đồng, đến lúc giết thịt 70-80 ngày tuổi, thường chậm hơn so với phương thức nuôi vịt công nghiệp 1-2 tuần. Vịt tìm kiếm mồi trên đồng, nên lượng thức ăn thêm có thể tuỳ theo vịt no đói cuối ngày. Thức ăn gồm 3 thóc + 2 mồi tươi.

Vịt được vỗ béo 5-7 ngày trước khi xuất bán, cho ăn đầy đủ. Thường các lò ấp tính toán cho vịt nở gột lúc bắt đầu có dòng để kịp có vịt đàn thả đồng cho vụ gặt.

Ở miền Bắc:

Vịt vụ chiêm:

  • Tháng 5: Ấp nở rộ nhưng phiên chính để gột vịt vào lúc lúa trổ bông đều. Một số ruộng cấy sớm đã có lúa chín vào cuối tháng này.
  • Tháng 6: Vào đầu tháng, vịt gột đã gần 1 tháng, biết ăn thóc trùng với vụ gặt, có thể thả vịt ra đồng chăn.

Vịt vụ mùa:

  • Tháng 10: Ấp chính vụ, gột vịt con lúc lúa trổ bông.
  • Tháng 11: Vào đầu tháng, vịt gột đã gần 1 tháng biết ăn thóc trùng với vụ gặt; có thể thả vịt ra đồng chăn.

Mùa hoa cỏ

Các vãi ven sông, ven đê … tháng 7-9 có nhiều loại cỏ ra hoa có hạt mà vịt thích ăn; chăn thả vịt đàn tận dụng hoa lá cỏ, kiếm mồi giun dế, … và cho ăn thêm thóc lúc chiều về.

Ở miền Nam:

Vịt vụ mùa cấy:

  • Tháng 5: Ấp rộ cung ứng vịt con để gột. Cuối tháng 5 và cuối tháng 6 vào vụ cày bừa trên cánh đồng có rất nhiều tôm tép, cua ốc, vịt gột đã gần 1 tháng nên có thể cho vịt ra đồng ruộng chăn, cho ăn thêm thóc.
  • Tháng 7: Tiếp tục thả vịt ở đồng chưa cấy.

Vịt vụ mùa gặt:

  • Tháng 10: Ấp rộ cung ứng vịt con để gột lúa trổ bông.
  • Tháng 11: Vịt đã gột xong, lúc bắt đầu gặt rộ nên có thể thả chăn đồng.

Đến nay mùa vụ cấy lúa, hoa màu trên đồng ruộng có nhiều thay đổi do thâm canh; ứng dụng khoa học kỹ thuật; giống mới ngắn ngày; nên tuỳ từng địa phương mà người chăn nuôi điều chỉnh lịch cho ấp; gột; để thả đồng cho khớp mùa vụ để có thể giảm chi phí thức ăn nuôi vịt thịt.

Giai đoạn nuôi tập trung vỗ béo

Sau thời gian thả vịt chạy đồng; nuôi vịt tập trung cho ăn đầy đủ để vỗ béo có độ béo và đạt khối lượng chuẩn của giống, đồng thời điều chỉnh chất lượng thức ăn giảm hẳn; không còn mùi tanh; mùi tạp chất của thức ăn; nước uống thiên nhiên (cá, cua, ốc, rong rêu …) là mùi vị hấp dẫn để tăng cường chất lượng thịt vịt thơm ngon.

Nơi được chọn để quây nuôi vịt phải là nơi cao ráo thoáng mát; có nước sạch chảy lưu thông; không ứ động phân; rác … Tốt nhất là có chuồng; đầy đủ thiết bị máng ăn; máng uống; có nước đầy đủ; sạch sẽ cho vịt uống. Không để thiếu nước khi cho vịt ăn.

Thời gian vỗ béo phụ thuộc vào khối lượng và độ béo của vịt đã đạt theo tiêu chuẩn giống thì chỉ 3 ngày, nếu chưa đạt thì phải 5-7 ngày; nhưng không thể kéo dài quá 9-10 ngày vì sẽ làm tăng giá thành và không thể vặt sạch lông được.

Dùng thức ăn vỗ béo cho vịt để tích luỹ độ dày thịt mỡ …, gồm bột ngô, bột thóc 40%; cám gạo 30%; tấm 23%; bột cá 3%, thức ăn bổ sung 1-2%, khô dầu đỗ tương; khô lạc nhân 2-3%; đảm bảo năng lượng trao đổi từ 3.100-3.200 Kcal; protein 15-16%.

Cho vịt ăn tự do, để vịt có thể thoải mái đủ no; không hạn chế; lượng thức ăn khoảng 180-200g/con/ngày tuỳ theo từng giống.

Nhốt vịt không cho đi lại vận động nhiều. Người chăn nuôi cần theo dõi và ghi chép hàng ngày; kiểm tra khối lượng và độ béo khi đạt chuẩn của giống thì xuất bán, thời gian này càng ngắn hiệu quả kinh tế càng cao./.

Nguồn: traigiongthuha.com
, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.