Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu bán công nghiệp và công nghiệp

mất:3 phút, 21 giây để đọc.

Nuôi chim bồ câu theo phương thức thả rong chỉ thích hợp cho quy mô số lượng đàn chim bồ câu nhỏ. Trong công tác nuôi chim bồ câu thương phẩm hiện nay, người ta thường sử dụng mô hình nuôi nhốt chim bồ câu. Đối với mô hình này, chim bồ câu hoàn toàn bị nhốt trong chuồng nuôi.

Tùy theo điều kiện kinh tế và quy mô của đàn mà người nuôi có thể áp dụng phương pháp chuồng chim bồ câu bán công nghiệp hoặc công nghiệp.

Kỹ thuật xây dựng chuồng chim bồ câu theo phương thức bán công nghiệp

Chuồng nuôi chim bồ câu theo phương thức bán công nghiệp gồm hai phần chính là chuồng nuôi chim và lưới vây quanh chuồng.

Vật liệu và kích thước chuồng chim bồ câu

Chuồng nuôi có thể xây dựng bằng tre; gỗ hoặc xây bằng gạch; được chia làm 3 – 4 tầng và nhiều chuồng nhỏ để tiết kiệm diện tích; giữa hai tầng phải có vách ngăn cản phải đậy khít tránh rơi phân xuống các tầng dưới.

Vì chim bồ câu thường sống theo cặp nên chia chuồng nuôi thành các ô nhỏ; mỗi ô vuông có kích thước 50 x 40 x 40 cm. Mỗi ô chuồng cũng được lót 2 ổ: 1 ổ đẻ trứng và ấp ở phía trên; 1 ổ đẻ ở dưới. Phía trước chuồng nên thông thoáng; không cần cửa.

Vây lưới quanh chuồng nuôi

Lưới quây quanh các ô chuồng có thể dùng lưới B40 hoặc lưới nhựa; mục đích của việc quây lưới là để làm chỗ cho chim bồ câu hoạt động nhưng vẫn ngăn được chim thoát ra ngoài và dễ quản lý đàn chim hơn. Nên làm lưới vây ở nơi có nắng chiếu vào; cho chim đậu trên cành vui chơi, bay nhảy và tắm.

Bên trong chuồng nuôi

Nên sử dụng máng nhựa dẻo làm máng ăn và uống cho chim, kích thước đa dạng có thể từ 5x15cm đến 10x20cm. Người nuôi có thể đặt từng máng ăn trong từng ô chuồng riêng lẻ hoặc thiết lập một máng ăn uống lớn cho cả đàn.

Đặt máng ăn uống ở nơi dễ ăn và dễ vệ sinh cho người chăn nuôi. Ngoài ra, người nuôi nên chuẩn bị một bể cát nhỏ để chứa cát vàng cho chim và xây một bể tắm nhỏ cho chim.

 > Ưu điểm của phương pháp này là giúp người chăn nuôi dễ dàng kiểm soát đàn chim bồ câu hơn; phối giống; chăm sóc, theo dõi sức khỏe đàn chim, nâng cao khả năng phòng chống dịch bệnh do không gian nuôi khép kín, bồ câu lớn nhanh. Để thu được lợi ích kinh tế cao hơn.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu bán công nghiệp và công nghiệp

Kỹ thuật xây dựng chuồng chim bồ câu theo phương thức công nghiệp

Phương thức này có rất nhiều ưu điểm: sạch sẽ; tốt ít diện tích, giảm được chi phí thức ăn, tỷ lệ ấp nở cao, ít tốn công vệ sinh, quản lý đàn chặt chẽ và cho hiệu quả kinh tế cao. Nhược điểm là tốn thêm công chăm sóc, đầu tư ban đầu cao hơn, chim yếu hơn nuôi tự nhiên.

Kích thước, vật liệu

Chuồng chim bồ câu công nghiệp được xây dựng thành từng dãy dài với rất nhiều ô; mỗi ô có kích thước 40x50x60cm. Vật liệu làm chuồng phổ biến nhất là lưới thép, khung chuồng có thể làm bẳng gỗ hoặc sắt. Chuồng được xây trong nhà và chim chỉ sinh sống khép kín trong từng ô chuồng.

Ô chuồng

Chuồng nuôi trong phương thức này phải thiết kế 2 loại ô chuồng: ô chuồng cho bồ câu sinh sản và ô chuồng nuôi bồ câu thịt. Ô chuồng của chim bồ câu sinh sản phải có ổ đẻ khô ráo, sạch sẽ và phải vệ sinh thường xuyên.

Mỗi ô chuồng lắp đặt máng ăn và máng uống riêng. Máng có kích thước khoảng 5x10cm.

Nguồn: webnongnghiep.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.