Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu

mất:4 phút, 0 giây để đọc.

Vì chim bay giỏi (khác với gà, vịt …) nên nguyên tắc chung đối với chuồng nuôi chim bồ câu là: chuồng đặt ở trên cao, cách mặt đất ít nhất 0,6m; hạn chế để cho chim bồ câu tiếp xúc với mặt đất (vì càng tiếp xúc với mặt đất càng dễ mắc nhiều dịch bệnh), vì vậy máng ăn và máng uống cho bồ câu không được đặt trên nền mà phải đặt trên hệ thống giá đỡ; giúp chim ăn uống, cần bố trí cho chim có nhiều không gian xung quanh chuồng nuôi, thậm chí có  trên chuồng nuôi nên có cả “khoảng trời”.

Hiện có 4 kiểu xây dựng chuồng nuôi chim bồ câu phổ biến, mỗi kiểu đều có những đặc điểm riêng nên yêu cầu về chuồng nuôi cũng rất khác nhau, cụ thể là:

Cách làm chuồng nuôi thả rong

Ở kiểu thiết kế chuồng nuôi theo hình thức thả rong; chim bồ câu sẽ được thả tự do và chim có thể tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên, do đó người nuôi có thể giảm tối thiểu công sức chăm sóc; giảm chi phí thức ăn; nâng cao chất lượng thịt chim. Nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là bồ câu dễ lây bệnh từ ngoại cảnh; khó kiểm soát đàn chim bồ câu.

Kích thước và vật liệu làm chuồng nuôi

Chim bồ câu thường sống thành đôi nên khi xây chuồng nuôi chim bồ câu phải thiết kế thành nhiều ô chuồng; mỗi ô chuồng có kích thước khoảng 40x40x40 cm. Mỗi ô phải có cửa để chim vào. Vật liệu tốt nhất để làm chuồng nuôi là gỗ và tre nứa. Chuồng phải có mái che để tránh mưa và gió tạt vào.

Vị trí xây dựng chuồng

Chim bồ câu thả rong thường có chuồng nuôi được đặt trên giá đỡ cao hơn mặt đất. Giá đỡ có chiều cao thường sẽ là 0,7 -1,5m. Chuồng chim bồ câu nên được sơn và trang trí bằng màu sắc tươi sáng (thường là màu xanh da trời). Đặt chuồng nuôi chim bồ câu ở những nơi thoáng mát, yên tĩnh và đủ ánh sáng.

Làm các ổ đẻ cho chim bồ câu đẻ trứng

Vì chim bồ câu vẫn còn đẻ trứng trong thời gian nuôi con nên phải có 2 ổ đẻ cho chim bồ câu ở mỗi ô chuồng; một cho con đẻ trứng và một cho con nuôi con; kích thước mỗi ổ thường có đường kính 20-25 cm, cao 8 cm. Làm sạch lớp ô lót bằng rơm.

Máng ăn, máng uống

Do sống thành đàn nên chỉ cần làm một máng ăn và máng uống chung đặt ở cạnh chuồng nuôi cho cả đàn. Phải vệ sinh máng ăn máng uống thường xuyên. Đặc biệt là chim bồ câu rất thích tắm nên cần đặt máng nước tắm cho chim.

Kỹ thuật làm chuồng nuôi chim bồ câu

Chuồng áp tường

Đây là loại chuồng có ở nhiều nông hộ; dùng để nuôi chim quy mô nhỏ; tận dụng; chi phí thấp. Ở phía trước có một hành lang cho chim đậu và đi lại, rộng 20 cm theo suốt chiều dài của chuồng; “hành lang” này đồng thời làm bãi cho chim ăn. Cần bố trí một mảnh lưới trước mặt chuồng để khống chế chim mới và có thể tháo bỏ ra lúc chim đã hoàn toàn quen chuồng.

Khi thời tiết xấu; có thể dùng mảnh lưới này để nhốt chim ở phía trong. Mái chuồng có thể làm bằng tôn kẽm; nhưng để đỡ nóng; nên phủ giấy dầu lên trên và có trần bằng ván ép.

Chuồng trên cột đỡ

Đây là kiểu chuồng phổ biến trong các nông hộ chăn nuôi quảng canh, ở độ cao thích hợp, phù hợp với đặc điểm sinh lý của chim, ít bị ẩm ướt và cách ly tốt. Nhược điểm là do chuồng đặt trên trụ cao nên khó chăm sóc, quản lý, chuồng bị phơi nắng, hứng mưa nhiều; gây bất lợi cho cuộc sống của chim.

Mặt khác, khi đàn chim phát triển, tăng số lượng thì khó tăng thêm ô chuồng tương ứng. Loại chuồng này cũng chỉ phù hợp với chăn nuôi trong nông hộ quy mô nhỏ.

Chuồng quy mô lớn

Loại chuồng này thích hợp cho các nông hộ chăn nuôi quy mô lớn hơn, với điều kiện đất rộng, trong vườn có nhiều cây xanh. Chuồng chim nên cách xa nhà để tránh sự ô nhiễm môi trường.

Chuồng cần có độ cao vừa phải để người chăn nuôi tiện quan sát và chăm sóc cho chim. Đặc biệt, chuồng nuôi chim ấp trứng và chim con rất cần được yên tĩnh.

Nguồn: webnongnnghiep.com

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.