Theo thông tin về các loại thuốc kháng sinh đã và đang được sử dụng. Thời gian và cả phương pháp sử dụng của chúng đã được thu thập từ các cuộc giao lưu, phỏng vấn với nông dân; và nhãn các sản phẩm được phóng viên quan sát ở các trang trại; và những biên lai giao hàng cùng hướng dẫn sử dụng được viết tay của nhân viên; trong cuốn sổ nhật ký quản lý đàn gà; có những logo của một số công ty Ấn Độ.
Theo hiểu biết của những người nông dân; họ đã chỉ ra rằng có ít nhất 9 loại kháng sinh đã và đang được sử dụng. Trong đó có 5 loại rất quan trọng, trong việc điều trị mọi thứ bệnh gia cầm; từ viêm phổi cho đến nhiễm trùng máu gây chết ở gia cầm. Trong những số đó, cũng có các sản phẩm đến từ Bayer AG, Zoetis Inc hoặc đơn vị thú y Zydus của Cadila Healthcare Ltd., cũng bị cấm sử dụng cho ngành gia cầm ở các quốc gia như: Canada, Mỹ, Úc và thậm chí cả Liên minh châu Âu.
Hầu hết toàn bộ người nông dân họ không biết thuốc kháng sinh là gì; họ mô tả nó như là một loại vitamin; thuốc hoặc chất khử trùng; mà họ có thể sử dụng để khiến cho gia cầm khỏe mạnh hơn.
Thị trường thuốc tự do
Khi đến thăm ba cửa hàng thú y trong huyện; nhân viên bán hàng sẵn sàng bán thuốc kháng sinh mà không cần đơn; điều này vi phạm luật thuốc. ít nhất một trong số họ đã vi phạm một phần khác của luật; khi không ghi tên và địa chỉ của người mua. Không có trang trại nào khi đến thăm có hệ thống xử lý để quản lý nước thải; từ chuồng gà của họ; với chất thải lỏng thường chảy tự do vào các vườn trồng rau; mà gia đình họ tiêu thụ, với phần dư bán cho công chúng.
Enrofloxacin do Bayer và Zoetis sản xuất; và một loại thuốc tương tự levofloxacin do Zydus sản xuất; được chứa trong các chai do sáu nông dân trưng bày; họ cho biết chất này đã được thêm vào nước và cho gà con dưới 1 ngày tuổi để ngăn ngừa bệnh tật. Cả hai loại thuốc này đều thuộc cùng nhóm kháng sinh và được phép sử dụng trong thú y ở Ấn Độ.
Bayer và Zoetis nói: Tuy nhiên, enrofloxacin chỉ nên được sử dụng để điều trị động vật bị bệnh; và dưới sự giám sát của bác sĩ thú y chứ không phải để ngăn ngừa bệnh tật hoặc thúc đẩy tăng trưởng. Zoetis cho biết trong một thư trả lời qua email: “Việc thực thi quy định của chính quyền địa phương về việc yêu cầu kê đơn thú y đối với những sản phẩm này; sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của con người và động vật,”.
Chính sách bị bỏ ngỏ
Chính sách quốc gia về ngăn chặn kháng thuốc của Chính phủ Ấn Độ; một tài liệu dài 55 trang được phát hành vào năm 2011; đã kêu gọi cấm sử dụng kháng sinh không để điều trị và bán không cần đơn; đồng thời khuyến nghị các quy tắc sử dụng cho vật nuôi. Đề xuất hạn chế thuốc đã kích động phản đối và chính sách này đã bị hoãn lại ngay sau đó.
Vào năm 2013, Bộ y tế Ấn Độ đã bổ sung 24 loại thuốc kháng sinh; vào danh sách các loại thuốc mà việc bán thuốc yêu cầu dược sĩ phải lưu thông tin chi tiết về đơn thuốc trong sổ đăng ký trong ba năm. Tuy nhiên, các biện pháp này chủ yếu nhằm vào y học cho người và chỉ bao gồm hai trong số chín loại kháng sinh được tìm thấy ở các trang trại gia cầm Ranga Reddy. Không có chỉ thị nào quản lý việc sử dụng bảy loại thuốc khác.
Các quy định do chính quyền trung ương đưa ra phụ thuộc vào các quan chức nhà nước có nguồn lực hạn chế để thực hiện và thực thi; N.K. Ganguly; cựu Tổng giám đốc của Hội đồng Nghiên cứu y khoa Ấn Độ; là một trong 13 thành viên của đội đặc nhiệm chuẩn bị tài liệu chính sách năm 2011. Tuy nhiên, ông tin tưởng rằng Ấn Độ đang đi đúng hướng.“Tất cả những điều này sẽ bắt đầu có hiệu lực trong nửa thập kỷ nữa,” Ganguly nói. “Cần có thời gian với sự rộng lớn của đất nước.”
Ấn Độ tiêu thụ lượng kháng sinh lớn nhất trên thế giới
Ấn Độ tiêu thụ lượng kháng sinh lớn nhất trên thế giới; nhưng mức tiêu thụ trên mỗi người; ở mức 10,7 đơn vị, bằng khoảng một nửa so với 22 đơn vị mỗi người được tiêu thụ ở Mỹ; theo Trung tâm Động lực học, Kinh tế và Chính sách ở Washington. Van Boeckel và các đồng nghiệp đã chỉ ra trong một nghiên cứu vào tháng 11/2014 cho thấy việc sử dụng kháng sinh ở động vật ở Ấn Độ được dự báo sẽ tăng hơn gấp đôi vào năm 2030; do sản lượng gà tăng vọt.
Ở một quốc gia có số người ăn thịt nhiều gấp đôi so với người ăn chay; tiêu thụ hiện nay cao hơn 14 lần so với năm 1985. Vincent Doumeizel, Phó Chủ tịch của Lloyd’s Register Quality Assurance ở London, cho biết giải pháp không phải là cấm thuốc diệt vi khuẩn trong các trang trại, nơi ông tập trung vào an toàn thực phẩm và tính bền vững. “Điều đó là hoàn toàn không thể vào lúc này. Cấm họ sẽ chỉ làm sụp đổ hệ thống sản xuất hiện tại trong một sớm một chiều. Điều đó dẫn chúng ta đến câu hỏi tiếp theo: động vật có phải là cách tốt để lấy protein không? Đó là một mối quan tâm lớn vì chúng tôi sẽ không thể nuôi 9 tỷ người bằng protein động vật”.
Tại Mỹ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã yêu cầu các nhà sản xuất thuốc vào tháng 12/2013 tự nguyện ngừng bán thuốc kháng sinh để thúc đẩy tăng trưởng, nhưng cơ quan quản lý vẫn cho phép chúng được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nguồn: tapchigiacam.vn