Cắt mỏ từng là giải pháp phổ biến để ngăn chặn việc mổ lông lẫn nhau ở gà và gà Tây. Tuy nhiên ở Hà Lan, điều này đã bị cấm kể từ năm 2018. Thay thế cho biện pháp này, các nhà khoa học từ đại học Wageningen đã và đang nghiên cứu những hướng mới nhằm cải thiện phúc lợi của gà, chống lại hành vi cắn mổ ăn thịt lẫn nhau gây thương tích.
Việc mổ lông và ăn thịt đồng loại nghe thì có vẻ… kinh dị nhưng thực chất là tập tính phổ biến ở gà. Tất nhiên, việc này gây ra nhiều tác hại đối với bản thân vật nuôi và năng suất chăn nuôi. Một số gà có thể mổ lẫn nhau cho đến chết. Những vấn đề này xảy ra không chỉ ở các hệ thống chăn nuôi thâm canh; mà còn trong các trang trại chăn nuôi gia cầm hữu cơ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tập tính mổ long này; ví dụ như: thành phần thức ăn; khí hậu; mật độ nuôi; loại ánh sáng trong chuồng nuôi;… Những yếu tố này cũng có ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau. Có thể nói, khó tìm được một lý do độc lập để giải thích nguyên nhân của hành vi này.
Cắt mỏ
Ở hầu hết các quốc gia, đầu mỏ gà được cắt bỏ để giảm thiểu ảnh hưởng của việc mổ lông nhau. Một phương pháp được sử dụng là xử lý mỏ bằng tia hồng ngoại. Phương pháp này hướng một nguồn nhiệt mạnh vào các mô bên trong mỏ. Trong vòng một hoặc 2 tuần, đầu mỏ trên và dưới chết và rụng, để lại cho gia cầm có mỏ ngắn hơn và đầu mỏ bị cùn.
Tuy nhiên, phương pháp này không được phép sử dụng ở Hà Lan và một số nước Bắc Âu khác nữa. Bởi nó không chỉ gây đau đớn; mà còn không giải quyết được nguyên nhân gây ra hiện tượng cắn mổ lông nhau. Hơn nữa, kỹ thuật nuôi này cũng không làm giảm tập tính mổ lông; mà chỉ ngăn ngừa thương tích do cắn mổ.
Nghiên cứu các yếu tố tác động
Các nhà khoa học từ Đại học Wageningen đã nghiên cứu nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc cắn mổ lông nhau để cải thiện sức khỏe của gà. Nhiều nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện ở Anh, Thụy Điển, Đức và một số quốc gia khác. Cuối cùng, tất cả các nhóm nghiên cứu này đều đưa ra kết luận giống nhau; rằng giải pháp tốt nhất được tìm thấy là sự kết hợp phù hợp giữa dinh dưỡng, chăm sóc, chuồng trại; và điều chỉnh di truyền của gà để giảm xu hướng cắn mổ ăn thịt đồng loại.
Nhóm nghiên cứu Hà Lan đã theo dõi một số nông dân nuôi gà đẻ không cắt mỏ trước khi việc này thực sự bị cấm. Từ khi nuôi đến khi kết thúc giai đoạn đẻ; nhóm nghiên cứu đã xem những con gà đang làm gì trong chuồng; người nuôi áp dụng biện pháp quản lý nào và lượng ánh sáng; thức ăn và chất độn chuồng mà vật nuôi nhận được.
Một trong những kết quả chính từ các nhóm nghiên cứu khác nhau là thời gian nuôi hậu bị là quan trọng hàng đầu. Những gà hậu bị đã bắt đầu hành vi mổ gây thương tích trong giai đoạn hậu bị sẽ tiếp tục điều này trong giai đoạn đẻ. Trong khi đó, những con gà hoạt động tốt trong giai đoạn hậu bị; rất có thể sẽ không có hành vi mổ nhau trong giai đoạn đẻ.
Tìm hiểu sâu hơn về di truyền học
Trung tâm Di truyền và Nhân giống Động vật của trường Đại học và Nghiên cứu Wageningen; cùng với Công ty Hendrix Genetics, Hà Lan,;đã xem xét thành phần di truyền về tỷ lệ chết do mổ lông nhau hoặc ăn thịt đồng loại. Kết quả của nghiên cứu cho thấy; tỷ lệ chết do gà mổ cắn nhau có một phức hợp di truyền, có nghĩa là một chương trình nhân giống tốt có thể giảm thiểu vấn đề này.
Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc lựa chọn theo tập tính xã hội bầy đàn sẽ dẫn đến giảm việc mổ lông nhau. Hay trong môi trường không bị stress thì hành vi này cũng sẽ giảm.
Theo PGS. Bùi Xuân Mến, Trung tâm RD Vemedim