Loại bỏ ruồi khỏi trang trại chăn nuôi gà

mất:3 phút, 27 giây để đọc.

Ruồi, nhặng mật độ cao là tác nhân truyền một số bệnh như: tả, kiết lị, thương hàn, giun sán. Chúng cũng là vật trung gian truyền bệnh giữa con vật bị bệnh với con vật khoẻ. Vì vậy, trong kỹ thuật chăn nuôi cần có những biện pháp loại bỏ ruồi nhặng khỏi hệ thống chuồng trại; giữ vật nuôi tránh xa mầm bệnh.

Vệ sinh hệ thống chuồng trại

Bất cứ khi nào có thức ăn rơi, rác, vỏ trứng vỡ hay gia cầm chết thì cần vệ sinh và tiêu hủy ngay lập tức để tránh ruồi có thể làm tổ trên đó.

Cần kiểm tra thường xuyên hệ thống nước uống để đảm bảo rằng không có rò rỉ.

Không nên lư trữ khu vực để rác trong trang trại hay lây lan trên đất liền kề trang trại. Nó cần được loại bỏ ở khu vực xa ít nhất là 3,2 km từ trang trại và xử lý theo quy định.

Máng thức ăn cho vật nuôi luôn luôn phải được dọn sạch ngay sau mỗi lần cho ăn.

Loại trừ ruồi nhặng khỏi trang trại

Ruồi, nhặng cũng có thể được loại bỏ khỏi trang trại với việc sử dụng lưới phủ hoặc quạt. Quạt hút gió hướng luồng khí thổi ra bên ngoài sẽ ngắn ngừa ruồi vào trong trang trại. Lưới che nên được đặt ở vị trí cửa ra vào, cửa sổ và cửa vào. Các vật liệu làm lưới thường là thép tráng, thép không gỉ, PVC và nhôm. Kích thước các lỗ phải nằm trong khoảng 0,88 – 1,22 mm để loại trừ ruồi một cách hiệu quả nhất.

lưới phủ trang trại

Phương pháp hóa học

Thuốc sát trùng

Thuốc sát trùng là một phương pháp hiệu quả để giảm mật độ ruồi ban đầu và là thành phần chính của chương trình an toàn sinh học tốt. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ nên áp dụng với những trang trại trống. Trang trại nên được làm sạch hoàn toàn và khử trùng trước khi sử dụng thuốc. Người nuôi phải trang bị quần áo bảo hộ; khẩu trang; găng tay; mũ và bảo vệ mắt khi thao tác.

Trộn dung dịch thuốc sát trùng với nước sạch theo khuyến nghị của nhà sản xuất và chỉ sử dụng bình xịt sạch phun thuốc. Biện pháp này áp dụng có hiệu quả cho các bề mặt nhà không thấm nước như gỗ cứng, sơn hoặc sơn phủ. Sau khi xong, cần rời khỏi khu vực trang trại và để thuốc khử trùng khô hoàn toàn (2 – 3 giờ). Sau khi sấy khô, những sản phẩm này vô hại với gia cầm và con người. Thuốc sát trùng vẫn có hiệu quả trong 2 – 3 tháng.

Thuốc diệt côn trùng

Bên cạnh đó, thuốc diệt côn trùng cũng được sử dụng để kiểm soát ấu trùng ruồi. Thường được dùng dưới dạng phun hoặc rải hạt trên phân gia cầm hay cũng có thể rải trực tiếp lên rác trong trang trại nuôi gà thịt. Tuy nhiên, khi sử dụng, cần lưu ý các vấn đề:

Thuốc diệt côn trùng có hiệu quả nhất đối với ấu trùng nên thời gian là rất quan trọng. Thời gian tốt nhất để áp dụng là 2 tuần sau khi nuôi gia cầm.

Thuốc diệt côn trùng hoạt động chậm và có thể mất 1 – 2 tuần để có hiệu lực.

Do nguy cơ ruồi phát triển sức đề kháng, chỉ nên sử dụng hai lần trong vòng đời của mỗi đàn.

* Ruồi sinh sản rất nhanh và nhiều nên mỗi khi có dịch bệnh do ruồi truyền xảy ra; bệnh lan tỏa khá nhanh. Vòng đời phát triển của ruồi nhặng trải qua 4 giai đoạn: Trứng – ấu trùng – nhộng – con trưởng thành; ruồi hay đẻ trứng tại các bãi rác, phân hoặc các chất hữu cơ ẩm ướt trong tình trạng phân hủy; sau khoảng từ 8 – 48 giờ, trứng nở thành ấu trùng (còn gọi là dòi); ấu trùng lột xác 2 lần, trải qua ba tuổi (I, II, III).

 

Nguồn: tapchigiacam.vn

, , ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.