Ngỗng cỏ cách chăn nuôi hiệu quả

mất:4 phút, 59 giây để đọc.

Ngỗng cỏ hay còn gọi là ngỗng sen là một giống ngỗng nhà nội địa có nguồn gốc ở Việt Nam.

Ngỗng sen được biết đến là loài ngỗng cỏ có thân hình nhỏ hơn. Đầu nhỏ, cổ dài và có dải, đặc biệt không có hoa. Con đực tròn ở gốc mỏ, mỏ màu cam, mắt xanh xám, bụng dẹt, sống ở vách đá khá cao. Đầu, lưng, cổ phần trên có vân màu nâu sẫm, phần dưới màu trắng xám. Các lông ở bụng và ngực màu trắng có điểm vàng. Đặc điểm cơ thể có kết cấu dạng vách, hình thoi, thích hợp cho hành trình nhanh và dài, các bộ phận thân gần như tròn trịa, chân có chiều cao trung bình và khỏe.

Ngỗng sen

Ngỗng trưởng thành thì con cái có thể nặng khoảng 3,5 kg, con đực nặng khoảng 4 kg. Ở ngỗng sen lúc trưởng thành, Ngỗng đực có thể nặng tới 4,5 kg/con,trong khi con cái cũng có thể đạt tới 4,2 kg/con. Khi giết lấy thịt ở 3 tháng tuổi, khối lượng riêng của thân thịt đạt 65-70% trọng lượng cơ thể sống. Nhưng nếu để lâu, đến khi bắt đầu thây lông, ngỗng sẽ gầy đi, tỷ lệ thịt giảm đi đáng kể. So với các giống ngoại khác, khả năng vỗ béo của ngỗng sen là tương đối thấp.

Về phân loại, ngỗng cỏ thuộc loài ngỗng Cynopsis sinensis, tổ tiên của chúng là giống ngỗng trời, cư trú ở vùng Siberia và miền bắc Trung Quốc. Chúng được Nhà nước Việt Nam công nhận là một giống vật nuôi được phép lưu thông và cũng là giống vật nuôi quý cần bảo tồn nguồn gen.

Thức ăn xanh và củ, quả

Ngỗng sử dụng tốt và rất hiệu quả thức ăn xanh (lá rau, các loại bèo, các loại cỏ.Trong nuôI ngỗng thức ăn xanh chiếm 30 – 40% lượng thức ăn cung cấp hằng ngày.
Ngoài ra trong thức ăn xanh còn có một số loại củ như: khoai lang, sắn củ bỏ vỏ và bí đỏ.

Thức ăn hạt

* Ngô:

Được sử dụng nhiều trong giai đoạn vỗ béo. Ngô có hàm lượng caroten và tinh bột cao. Tuy vậy cần chú ý trong khâu bảo quản vì ngô dễ bị nấm mốc.

* Thóc:

Thóc là một phần lương thực được sử dụng trong chăn nuôi ngỗng. Trong hạt thóc tỷ lệ xơ cao, protein, chất béo và giá trị năng lượng trao đổi thấp hơn ngô. Trong chăn nuôi nông hộ thóc được sử dụng nhiều dể chăn nuôi vịt, ngan và ngỗng.

* Hạt đậu tương:

Đậu tương là nguồn thức ăn thực vật Năng lượng trao đổi cao, giàu protein. Cần chú ý rang hoặc luộc chín hạt đậu để làm mất hiệu lực của các độc tố của hạt.

* Lạc:

Lạc có hàm lượng chất béo cao. Ngỗng sử dụng tốt các củ lạc cả vỏ sót và rơi vãi trên ruộng sau thu hoạch.

* Cám gạo:

Là sản phẩm sau xay xát có giá trị dinh dưỡng cao. Cám gạo tốt, ít chất xơ, nhiều Vitamin B1. Khi sử dụng nên phối hợp với các thức ăn tinh khác. Đối với ngỗng, vịt có thể nấu chín hoặc trộn lẫn với rau xanh.

Thức ăn bổ sung

Trong thực tế chăn nuôi ngỗng ít bị thiếu khoáng và Vitamin nếu ngỗng được nuôi với đủ rau cỏ xanh và được chăn thả cỏ. Sự thiếu hụt khoáng và vitamin chỉ xảy ra với ngỗng nuôi nhốt. Cần bổ sung thêm: Bột vỏ sò, vỏ trứng là nguồn thức ăn chứa 33%caxi và khoảng 6% photpho, sử dụng bổ sung để nuôi ngỗng.

Kỹ thuật nuôi ngỗng

Chọn ngỗng con

Ngỗng phải nở đúng ngày, khối lượng từ 85 – 100g/con.nhanh nhẹn, lông bông, mắt sáng không hở rốn, dáng đi vững vàng.
Nừu là ngỗng cỏ có lông màu vàng chanh

Nhiệt độ

Tuần 1: 32 – 35 C

Tuần 2: 27 – 29 C

Tuần 3: 25 – 27 C

Tuần 4: 23 – 25 C

Đảm bảo nhiệt độ gột ngỗng trong những ngày mới nở và trong mùa gột ngỗng là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp ngỗng con có sức đề kháng tốt.

Biện pháp sưởi ấm: Có thể dùng lò sưởi bằng bóng điện 100w.

  • Nếu sử dụng trấu hoặc than cần phải chú ý để khói thoát ra ngoài tránh ngỗng con bị ngạt bởi thiếu Oxi và ngộ độc khí cacbonic. Cách tốt nhất nhận biết ngỗng có đủ ấm hay không là quan sát đàn ngỗng.
  • Nếu thiếu nhiệt: Ngỗng bị lạnh sẽ nằm đè lên nhau, cum thành từng đống. Cần tăng cường nguồn nhiệt và che chắn chuồng nuôi để giữ nhiệt, đồng thời tách những ngỗng yếu để chăm sóc riêng.
  • Nếu quá nóng: Ngỗng tránh xa nguồn nhiệt
  • Nếu bị lạnh: Ngỗng con dạt về một phía, nằm cụm thành từng nhóm. Cần che chuồng cho kín gió.
  • Nếu đủ nhiệt: Ngỗng con đi lại ăn uống bình thường

 Quây và máng ăn, máng uống

– Quây: Có tác dụng ngăn ngỗng không đi xa, đồng thời có tác dụng che ấm cho ngỗng con trong mùa đông.

– Máng ăn: Sử dụng máng có kích thước 45cm*60cm*2cm dùng cho 25 – 30 ngỗng con.

– Máng uống: Sử dụng máng nhựa cho ngỗng uống. Mỗi máng sử dụng cho 15 – 20 con.

Chất độ chuồng

Dùng các loại rơm, trấu, mùn cưa để lót chuồng ngỗng. Trước khi lót phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ, phơi khô sau đó mới đem vào sử dụng.

Ánh sáng

Cần đảm bảo 24/24 giờ ở những ngày đầu, sau đó là 18 – 20 giờ ở các tuần tiềp theo.

Mật độ

Mật độ cần đảm bảo:

1 – 7 ngày tuổi: 10 – 15 con/m2

8 – 28 ngày tuổi: 6 – 8 con/m2

Nguồn: traigiongthuha.com
, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.