Sau hơn 20 năm đổi mới; trong cơ cấu ngành chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn gia cầm đã có những bước phát triển vượt bậc. Song; chăn nuôi gia cầm còn gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là chi phí sản xuất trong nước còn rất cao; trong khi giá bán sản phẩm rất thấp; làm giảm lợi nhuận chăn nuôi; thậm chí thua lỗ. Một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả là giảm hàm lượng protein thô trong khẩu phần thức ăn của gia cầm dựa trên sự cân bằng của các axit amin (AA) và bổ sung AA công nghiệp.
Vai trò của axit amin
Tại dạ dày bên trong cơ thể; protein bắt đầu được tiêu hóa. Dưới tác dụng của pepsin trong môi trường axit mạnh;protein bị cắt thành các đoạn peptit ngắn hơn. Sau đó; dưới tác dụng của các enzyme phân giải protein (bao gồm trypsin; chymotrypsin và elastase) do tuyến tụy tiết ra, quá trình tiêu hóa protein được hoàn thành ở ruột non. Các enzyme này phân giải các đoạn peptit thành các axit amin đơn. Sau khi tiêu hóa, AA được hấp thu qua thành ruột non nhờ sự chênh lệch nồng độ Na +, và được sử dụng để tổng hợp các phân tử protein mới trong cơ thể.
Nếu lượng AA cung cấp cho cơ thể vượt quá nhu cầu cần thiết; lượng AA dư thừa sẽ không được lưu trữ trong cơ thể mà sẽ đi vào quá trình glycogen hoặc ketogenic; từ đó phân hủy AA thành nguyên liệu cho chu trình Krep hoặc acetyl-CoA và acetoacetyl CoA. Mục đích cuối cùng của những AA này là giải phóng năng lượng dưới dạng ATP và ion amoni (NH4 +). Các ion amoni là chất độc đối với cơ thể và cần được chuyển hóa thành các chất không độc hại; chẳng hạn như urê bài tiết trong nước tiểu của động vật có vú và axit uric bài tiết trong phân gia cầm.
Phân loại axit amin
AA được phân thành 3 loại; gồm AA không thay thế (AA thiết yếu); AA bán thay thế (AA bán thiết yếu hoặc AA thiết yếu có điều kiện) và AA thay thế (AA không thiết yếu).
Ở gia cầm có 10 loại AA “không thay thế” hay “thiết yếu” và cần phải được cung cấp cho cơ thể do vật nuôi không thể tự tổng hợp được; bao gồm histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, agrinine, phenylalanine, threonine, tryptophan và valine. Ngược lại; các AA cơ thể có khả năng tự tổng hợp được gọi là các AA “có thể thay thế” hay “không thiết yếu”. Axit amin thiết yếu có điều kiện là những AA không thiết yếu trở thành thiết yếu trong một số điều kiện sinh lý của cơ thể. Tyrosine được coi là AA thiết yếu có điều kiện vì nó dễ dàng được tổng hợp từ phenylalanine.
Đối với gia cầm ít nhất 58% tổng số AA có nhân thơm nên được cung cấp ở dạng phenylalanine. Các AA thiết yếu có điệu kiện này thường không cần thiết phải có trong thức ăn nhưng cần phải được cung cấp trong trường hợp động vật không tổng hợp đủ để đáp ứng nhu cầu.
Nhu cầu axit amin trong protein lý tưởng ở gia cầm
“Protein lý tưởng” được định nghĩa là protein tổng số của khẩu phần mà profile AA thiết yếu của nó có tỷ lệ cân đối phù hợp với nhu cầu của một chức năng sinh lý nào đó như tăng truởng; mang thai, tiết sữa hay đẻ trứng…
Lysine thường được chọn dùng làm tham chiếu để cân bằng AA trong “protein lý tưởng”; hàm lượng lysine được coi là 100, tỷ lệ các axit amin thiết yếu khác xác định theo % của lysine.
Trong những thập kỷ gần đây; đã có nhiều nghiên cứu về nhu cầu AA của gia cầm từ các khía cạnh khoa học và kinh tế. Các kết quả nhu cầu AA từ các nghiên cứu rất khác nhau, do nhu cầu AA bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như môi trường, giống; thể trạng vật nuôi và khẩu phần ăn. Xét về yếu tố khẩu phần ăn; có nhiều các yếu tố liên quan đến nhau như năng lượng trao đổi, AA sẵn có trong khẩu phần; mất cân bằng giữa các AA, thiếu và thừa AA, độ ngon miệng và protein thô trong khẩu phần hay mức độ chuyển hóa các AA.
Nhu cầu AA và cân bằng tối ưu AA trong khẩu phần ăn của gia cầm phụ thuộc vào giống; giai đoạn sinh trưởng và mục đích nuôi (nuôi làm giống; nuôi thịt hay nuôi lấy trứng). Để giảm protein thô khẩu phần thì protein khẩu phần phải là “protein lý tưởng”; các AA công nghiệp như lysine; arginine, methionine, threonine; tryptophan và valine là công cụ quan trọng để các nhà dinh dưỡng đáp ứng yêu cầu này.
Nguồn: tapchigiacam.vn