Những cơ hội và thách thức của ngành gia cầm trong tương lai

mất:7 phút, 4 giây để đọc.

Nhiều năm qua, chúng ta đã chứng kiến những sự thay đổi ngoạn mục của ngành gia cầm việt nam nói riêng và thế giới nói chung; về cả quy mô lẫn phương thức sản xuất; hay cả năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặc dù vậy, những năm gần đây; ngành sản xuất gia cầm đóng vai trò quan trọng này sẽ phải đối mặt với những thách thức hoặc khó khăn nào khi mà tài nguyên đất đai ngày càng cạn kiệt; cùng với sự xuất hiện của dịch bệnh mới; và biến đổi khí hậu đang diễn ra gay gắt và phức tạp trên toàn cầu.

Theo dự báo đến năm 2030; lượng tiêu thụ thịt gia cầm ở những nước đang phát triển sẽ tăng tới mức 3,4%/năm; nhưng thịt bò và trứng chỉ tăng tương ứng là 2,2% và  2,1%. Trên toàn thế giới; lượng gia cầm được tiêu thụ dự đoán sẽ tăng khoảng 2,5%/năm đến năm 2030; riêng các loại thịt khác chỉ tăng ở mức 1,7%. Ở các nước đang phát triển, nhu cầu ngày với sản phẩm thịt và trứng gia cầm ngày càng tăng; góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp hóa các hệ thống sản xuất chăn nuôi nói. Riêng, ngành chăn nuôi gia cầm có mức độ công nghiệp hóa phổ biến nhất.

ngành gia cầm đang đứng trước những thách thức

Nhu cầu gia tăng

Công nghiệp hóa và toàn cầu hóa sẽ kèm theo các yêu cầu khắt khe hơn; về tính đồng nhất của sản phẩm và an toàn thực phẩm; điều này sẽ hạn chế việc mở rộng thị trường của các sản phẩm chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ; trong nông hộ ở các nước châu Á và châu Phi.

Trải qua nhiều thập kỷ; với phương thức chăn nuôi công nghiệp hiện đại trong hệ thống chuồng kín; đã giảm thiểu được các áp lực môi trường; làm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất gia cầm. Tuy nhiên, ngày nay nhu cầu của người tiêu dùng đang dần thay đổi; ngày càng quan tâm đến các vấn đề sức khỏe; an toàn thực phẩm, môi trường và đối xử nhân đạo với động vật. Gia tăng thương mại quốc tế và toàn cầu hóa; cũng là động lực quan trọng của sự thay đổi trong lĩnh vực gia cầm. Chính xác hơn, chúng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh tương đối; của các nhà sản xuất trong việc cung cấp các sản phẩm gia cầm; cho nhu cầu gia tăng trên thị trường quốc tế.

Tăng nguy cơ dịch bệnh

Các bệnh mới nổi xuyên biên giới là mối đe dọa nghiêm trọng; đối với sức khỏe con người và ngành gia cầm thế giới trong thập kỷ tới. Khi dịch bệnh bùng phát; cần những nỗ lực phối hợp mang tính toàn cầu; bao gồm các chương trình tiêu hủy quy mô lớn; giám sát, tiêm phòng và kiểm soát sự vận chuyển động vật.

Sự bùng phát dịch cúm gia cầm (HPAI) gây bệnh cao vào năm 2003 – 2004 tại Thái Lan; đã làm mất khoảng 30 triệu con gia cầm. Tương tự khoảng 43 triệu con gia cầm đã bị tiêu hủy ở Việt Nam; vào cùng thời gian và 16 triệu con ở Indonesia; tương đương với 17% và 6% dân tổng đàn gia cầm của các quốc gia này. Đối với các hệ thống sản xuất thương mại; tác động lớn của dịch bệnh như dịch HPAI là cú sốc thị trường. Các nhà sản xuất gia cầm quy mô nhỏ cũng gặp khó khăn lớn; trong việc đối phó với mối đe dọa của HPAI và các bệnh mới nổi khác và tương lai của họ cũng có thể không được đảm bảo.

Biến đổi khí hậu và các vấn đề môi trường tác động đến ngành gia cầm

Biến đổi khí hậu là một vấn đề nóng hổi được quan tâm, vì nó gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các mặt của đời sống con người, trong đó có chăn nuôi. Biến đổi khí hậu là sự mất cân bằng lâu dài của các yếu tố thời tiết như nhiệt độ, gió, mưa của một vùng trên hành tinh.

Đây là một trong những thách thức lớn nhất mà loài người phải đối mặt, khí hậu trái đất đã nóng lên bình quân 10C/năm trong 100 năm qua, thập kỷ 1990 – 2000 là thời kỳ nóng nhất, mưa đã thay đổi theo cả không gian và thời gian, băng vùng cực đang tan, mực nước biển dâng cao 25 cm (Watson, 2008). Nhiệt độ của trái đất tăng lên vì hiệu ứng nhà kính do các hoạt động của con người, chủ yếu là bốc thoát khí CO2 do đốt các nhiên liệu hóa thạch, đốt rừng ở nhiệt đới và khí CO2, NH4, NO3 phát thải từ nông nghiệp và chăn nuôI.

Người ta dự tính rằng, do tăng nồng độ khí nhà kính nhiệt độ bề mặt trái đất sẽ tăng 1,10 – 6,40C từ năm 1990 – 2100, đất liền nóng lên nhiều hơn các đại dương và vùng vĩ độ cao nóng lên nhiều hơn vùng nhiệt đới (Watson, 2008). Trong khi mưa toàn cầu tăng lên, nhưng một số vùng mưa lại giảm, mực nước biển sẽ tăng cao 0,5 m từ 1990 – 2100 chưa tính băng tan ở vùng cực bắc dẫn tới sẽ có nhiều ngày nóng hơn, nhiều vùng chịu lụt lội hoặc khô hạn.

Gia tăng cạnh tranh về nguồn thức ăn

Theo Alltech, sản lượng thức ăn tiêu thụ cho gia cầm toàn cầu năm 2018 là 449 triệu tấn (trong đó thức ăn chăn nuôi cho gia cầm nuôi thịt là 297,7 triệu tấn; cho gia cầm đẻ trứng là 151,3 triệu tấn) và năm 2019 là 463,8 triệu tấn (trong đó cho gia cầm nuôi thịt là 306,3 triệu tấn; cho gia cầm đẻ trứng là 157,5 triệu tấn).

Châu Á – Thái Bình Dương là khu vực dẫn đầu về thức ăn cho gia cầm lấy thịt; (với sản lượng 115,2 triệu tấn) và thức ăn cho gia cầm lấy trứng (với sản lượng 73,1 triệu tấn). Ở khu vực Mỹ Latinh; sản lượng thức ăn cho gia cầm lấy thịt khoảng 60,8 triệu tấn, trong đó Brazil dẫn đầu khu vực với 32,1 triệu tấn, tiếp theo là Mexico với 10,5 triệu tấn.

Nga dẫn đầu châu Âu với sản lượng thức ăn cho gia cầm lấy thịt là 10,86 triệu tấn trong tổng số 56,3 triệu tấn thức ăn cho gia cầm lấy thịt toàn châu Âu và 5,3 triệu tấn trong tổng số 33,5 triệu tấn thức ăn cho gia cầm đẻ trứng. Ở Bắc Mỹ, riêng Mỹ chiếm 94% lượng thức ăn cho gà thịt với 48,5 triệu tấn, còn thức ăn cho gà đẻ trứng thì Canada dẫn đầu với sản lượng thức ăn là 460.000 tấn.

Sự pha tạp và giảm sút nguồn gen gia cầm bản địa

Theo FAO, nguồn gen các giống vật nuôi trên toàn thế giới là 7.600 loài; đã có 190 loài bị tuyệt chủng trong vòng 15 năm qua và hơn 1.500 loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. FAO cho rằng; toàn cầu hóa thị trường gia súc; gia cầm là yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến tính đa dạng các giống vật nuôi. Đối với chăn nuôi gia cầm truyền thống thì sử dụng vật nuôi với đa mục đích (cả hàng hóa và dịch vụ); trong khi, đối với chăn nuôi hiện đại thì lại phát triển các loại giống chuyên biệt (để tối ưu hóa sản xuất).

Ông Jose Esquinas Alcazar; Thư ký Ủy ban Nguồn gen nông nghiệp và lương thực của FAO cho biết, bảo tồn tính đa dạng nguồn gen vật nuôi; trong đó có gia cầm sẽ cho phép các thế hệ con cháu của chúng được tuyển chọn tốt hơn hoặc cho phép nghiên cứu, phát triển tạo ra những giống mới có khả năng thích nghi với sự thay đổi của thời tiết, có sức đề kháng với bệnh tật và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội tại mỗi quốc gia.

Nguồn: tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.