Trong ngành chăn nuôi gia cầm và gà; đặc biệt luôn được chú trọng đến công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gà và thực hành chăn nuôi an toàn sinh học; sử dụng vaccine đúng cách để chủ động phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Nó được coi là một trong những phương pháp hiệu quả và ít tốn chi phí hơn cho người chăn nuôi. Nếu biết sử dụng vaccine đúng cách sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác phòng chống dịch bệnh; nhưng thực tế cho thấy người nuôi chưa có cách lựa chọn vaccine và cách cung cấp vaccine cho đàn cầm trong trại nuôi đúng cách.
Đặc biệt hiện nay; không có thuốc chữa khỏi bệnh cúm gia cầm; và biện pháp phòng bệnh cúm gia cầm duy nhất là tiêm phòng vaccine.
Cách sử dụng và liều lượng dùng vaccine cho gia cầm
Theo hướng dẫn, để vaccine phòng chống cúm gia cầm phát huy tác dụng đạt hiệu quả cao, vaccine này phải được sử dụng cho gà, vịt khỏe mạnh, phải được tiêm bắp hoặc tiêm dưới da từ 1/3 phía dưới; sau cổ khi tiến hành tiêm..
Văn bản cũng đã quy định rõ, gà từ mẹ chưa tiêm phòng phải tiêm với liều lượng 0,5 ml / con lúc 14-21 ngày tuổi, nếu từ mẹ đã tiêm vaccine lúc 21-28 ngày tuổi với liều 0,5 ml / con và tiêm theo chu kỳ 4 tháng 1 lần; đối với gà mái sinh sản, những con gà giống tiêm 1 liều 0,5 ml / con, tiêm theo chu kỳ sau 6 tháng tiêm một lần. Đặc biệt đối với vịt 14-35 ngày tuổi tiêm 1 liều 0,5 ml / con và tiêm nhắc lại với liều lượng gấp đôi sau 14-21 ngày, còn vịt trên 35 ngày tuổi chỉ tiêm 1 liều 1ml/ con.
Lưu ý sử dụng
Vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ 2-8°C trước khi tiêm; tránh ánh nắng mặt trời; và được sử dụng trong 12 tháng kể từ ngày sản xuất. Đặc biệt trước khi tiêm phải kiểm tra kỹ vaccine; loại bỏ các lọ vaccine bị vỡ,bị đóng băng, đục, hoặc những lọ bị phân lớp … Đối với vaccine đạt yêu cầu phải lắc kỹ trước khi tiêm, phải thay kim tiêm thường xuyên và lọ vaccine nên được sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi mở. Gà, vịt đã tiêm phòng vaccine thì không được sử dụng trong vòng 14 ngày sau khi tiêm phòng.
Sử dụng phòng bệnh cho gia cầm khỏe mạnh; không dùng cho gia cầm đã nhiễm bệnh hoặc yếu. Không để đóng băng. Khi tiêm phải dùng bơm kim tiêm khử trùng; đầu kim phải được thay kịp thờ; tốt nhất dùng loại kim tiêm một lần. Chai lọ đã sử dụng; vaccine còn sót lại và các dụng cụ phải được khử trùng hoặc hủy bỏ theo quy định. Phải áp dụng các biện pháp an toàn cần áp dụng khi tiêm vaccine. Vaccine do cơ quan thú y cung cấp và phải do nhân viên thú y tiêm.
Bảo quản vaccine đúng kỹ thuật
Đây là một yếu tố đặt lên hàng đầu bởi vaccine luôn đòi hỏi phải bảo quản ở một điều kiện nghiêm ngặt, đặc biệt là các loại vaccine nhược độc.
Vaccine phải được bảo quản ở nhiệt độ thích hợp: < 0oC (đối với vaccine sống), từ 2 – 8oC (đối với vaccine chết), nên sử dụng riêng tủ bảo quản vaccine, vệ sinh sát trùng định kỳ tủ nhằm đảm bảo vô trùng.
Khi vận chuyển, cần giữ vaccine trong điều kiện râm mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, nên có hộp xốp, phích đá để bảo quản, không để vaccine tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh cần cách qua một lớp ngăn hoặc bìa.
Ghi chép việc xuất nhập kho từng loại vaccine, số lượng; thời hạn sử dụng để sử dụng đúng hạn, tránh lãng phí.
Hiện đang là thời điểm tái đàn trong chăn nuôi gia cầm. Với những bất lợi của ngoại cảnh và dịch bệnh hoành hành như hiện nay, ngoài kỹ thuật chăm sóc thì người chăn nuôi cần nâng cao hiểu biết về kỹ thuật sử dụng vacxin; từ đó nâng cao hiệu quả tối ưu nhất từ vaccine để phòng bệnh.
Thiết nghĩ những yếu tố này luôn là một vấn đề thường xuyên cần phải đề cập vì việc sử dụng vaccine phòng bệnh hiện nay là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành Thú y; là vũ khí hữu hiệu trong công tác phòng chống dịch bệnh hiện nay trong chăn nuôi.
Nguồn: tapchigiacam.vn