Tác dụng của Axit lauric trong chăn nuôi gia cầm

mất:3 phút, 33 giây để đọc.

Axit lauric khi được bổ sung vào thức ăn của gia cầm; nó có thể đẩy mạnh tốc độ phát triển, tăng trưởng, tăng trọng, giúp sức khỏe vật nuôi tốt hơn; thậm chí có thể sử dụng thay thế kháng sinh.
Các chuyên gia dinh dưỡng đã tìm thấy rất nhiều chất phụ gia không phải là thuốc; nhưng lại có khả năng thay thế kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi gia cầm. Các nghiên cứu trước đây về glycerol monolaurate (GML) đã chứng minh rằng, chỉ cần thêm một lượng nhất định vào khẩu phần ăn của gà; cũng đã tạo ra những tác động kháng khuẩn một cách hiệu quả.

GML là một monoester được cấu tạo từ 12 nguyên tử carbon tạo thành bởi sự liên kết giữa glycerol và axit lauric; nên nó mang trong mình hàng loạt các đặc tính như kháng khuẩn, kháng nấm mốc và virus. GML cũng đã được chứng minh là một chất nhũ hóa thực phẩm an toàn; và cũng đã được chứng nhận bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Thực tế, đây là một hợp chất không độc hại; cho dù chúng ta sử dụng ở liều lượng tương đối cao. Hầu hết các nghiên cứu về chất phụ gia này đều chỉ ra rằng chức năng của GML như một chất bảo quản thực phẩm.

Axit lauric có thể thay thế kháng sinh trong các khẩu phần ăn của gia cầm

Trang trại gia cầm sử dụng Axit lauric

Mới đây, một nhóm nghiên cứu từ Ðại học bang Santa Catarina; Ðại học Liên bang Santa Rina; và Ðại học Liên bang Rio Grande do Sul tại Brazil đã phát hiện; GML hay còn gọi là axit lauric; có thể thay thế kháng sinh trong các khẩu phần ăn của gia cầm. Kết quả nghiên cứu của nhóm này đã được đăng tải trên Tạp chí Microbial Pathogenesis.

Theo các chuyên gia nói trên; mục đích của nghiên cứu nhằm đánh giá việc bổ sung GML; như một chất thay thế kháng sinh; có tạo ra tác động tích cực lên sức khỏe; và hiệu suất tăng trưởng của gia cầm thịt hay không. Do đó, họ đã tiến hành thử nghiệm kéo dài 42 ngày; trên các con gà lông trắng 240 ngày tuổi; theo 4 nghiệm thức khác nhau. Các chế độ dinh dưỡng được xây dựng dựa trên khẩu phần cơ bản; gồm ngô và khô đậu.

Nghiệm thức đối chứng là chế độ ăn cơ bản; bổ sung 60 ppm kháng sinh bacitracin kẽm và 80 ppm coccidiostat salinomycin suốt 45 ngày;và 3 chế độ ăn thử nghiệm được xây dựng theo khẩu phần cơ bản chứa salinomycin trong 35 ngày. Ba nghiệm thức này được bổ sung các hàm lượng GML khác nhau; lần lượt là 100, 200, hoặc 300 mg/kg – gọi là các khẩu phần T100; T200 và T300.

Kết quả cuộc nghiên cứu

Kết quả, nhóm nghiên cứu đã phát hiện những con gia cầm; được ăn lượng bổ sung GML lớn nhất (khẩu phần T300);có trọng lượng thân thịt lớn hơn, tăng trưởng tuyệt đối cao hơn nhóm đối chứng không ăn bổ sung axit lauric. Ngoài ra, nhóm gia cầm được bổ sung axit lauric cũng đạt tỷ lệ biến đổi thức ăn (FCR) tốt nhất. Những con gia cầm ăn bổ sung GML theo khẩu phần T300 cũng giảm số lượng kén hợp tử Eimeria spp (gây bệnh cầu trùng) thấp hơn so nhóm đối chứng. Tổng hàm lượng protein huyết tương, globulin, axit uric và glucose ở nhóm gia cầm ăn bổ sung GML cũng tăng cao hơn so nhóm đối chứng.

Như vậy, GML có thể trở thành một phân tử thay thế bacitracin kẽm, một trong những chất kháng sinh được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành chăn nuôi gia cầm tại Brazil hiện nay. Hoạt tính kháng khuẩn và ký sinh trùng của GML đã góp phần cải thiện sức khỏe của vật nuôi; đồng thời tác động tích cực tới tăng trưởng trong giai đoạn vỗ béo. Liều bổ sung tối ưu axit lauric theo khuyến nghị của các chuyên gia là 300 mg/kg GML vào thức ăn.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.