Hiện tại, các hãng gia cầm vẫn chưa thể nắm chắc điều gì đang chờ đợi trong suốt những tháng cuối năm 2020. Theo Rabobank, triển vọng của toàn ngành gia cầm trên thế giới đang tích cực hơn; dù gặp nhiều khó khăn vẫn đang tồn tại.
Trong dự đoán quý mới nhất; Rabobank đã chỉ ra sự nới lỏng dần dần của lệnh hạn chế; phong tỏa ở những quốc gia đang dần có dấu hiệu hồi phục sau đợt bùng phát của đại dịch COVID-19; và có thể trở thành nguồn động lực giúp gia tăng nhu lượng khi đang ở trong đỉnh dịch; tuy vậy, triển vọng ngành gia cầm vẫn rất đang rất thấp.
Mỗi quốc gia đều chịu sự tác động khác nhau của đại dịch COVID-19. Do vậy, mức độ dần cải thiện về cung, cầu của ngành gia cầm diễn ra không đồng đều ở các thị trường. Bên cạnh đó, một số thị trường có thể dần tụt hạng; nếu có những lệnh hạn chế mới để đối phó với COVID-19 được ban hành. Thêm vào đó, kinh tế thế giới đang bước vào đợt suy thoái khác, đây cũng là yếu tố chính ảnh hưởng tới các thị trường gia cầm trong các tháng tới. Rabobank dự báo, GDP toàn cầu sẽ giảm 3,9% vào năm nay.
Triển vọng của ngành gia cầm thế giới đang trở nên tích cực hơn
Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ gia cầm tại nhiều thị trường vẫn có khả năng tiếp tục được cải thiện; do các kênh dịch vụ ẩm thực đang dần mở cửa trở lại; người tiêu dùng cũng được đi lại tự do hơn trước khi lệnh phong tỏa được nới lỏng. Điều này sẽ giúp kích cầu tiêu thụ các mặt hàng thịt ức gia cầm; giúp giá sản phẩm thịt gia cầm nói chung dần phục hồi từ mức thấp kỷ lục trước đây. Thịt sẫm màu như phần đùi gà vẫn đắt hàng trong những tháng tới do thiếu nguồn cung tại một số thị trường.
Ngoài sự mất cân bằng nguồn cung; thì tỷ giá hối đoái cũng sẽ vẫn bất ổn và dòng chảy thương mại hàng hóa gia cầm sẽ biến đổi mạnh; sau những thay đổi chiến lược tiếp cận thị trường của nhiều hãng sản xuất. Thực tế cho thấy, người tiêu dùng ngày càng có xu hướng dùng hàng gia cầm nội địa. Đây được cho là yếu tố tác động mạnh mẽ đến dòng chảy hàng hóa gia cầm nói chung.
Hơn nữa, những hiệp định thương mại cũng có thể trở thành trở ngại; đối với các thị trường quốc tế. Mối quan hệ thương mại Mỹ – Trung Quốc; Brexit hay sự thay đổi xu hướng sản xuất tại trung Đông; để tăng khả năng “tự cung tự cấp” nguồn thịt gia cầm sẽ trở thành những yếu tố làm thay đổi toàn cảnh thương mại gia cầm toàn cầu.
Những biến động
Ban đầu, ngành gia cầm hưởng lợi khi giá tăng cao cùng với sự xuất hiện của COVID-19; do người tiêu dùng đổ xô tích trữ thực phẩm trước các đợt phong tỏa hoặc hạn chế đi lại; nhưng sự sụt giảm thảm hại ở hầu hết thị trường; khi các giải pháp ngăn chặn được thực hiện ngay sau nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm tăng đột biến. Nhà hàng đóng cửa và sự hạn chế lên kênh bán lẻ là đòn giáng mạnh vào ngành gia cầm.
Trong khi nhiều quốc gia giàu có ở Âu Mỹ đã chạm tới đỉnh dịch COVID-19; thì hầu hết các thị trường mới nổi vẫn đang vật lộn chiến đấu với dịch bệnh. Những nước khác nhau có mức độ ảnh hưởng từ COVID-19 cũng khác nhau. Tại một số thị trường, kênh dịch vụ ẩm thực là phần quan trọng của chuỗi giá trị gia cầm; chiếm tới 15 – 60% tổng sản lượng tiêu thụ gia cầm. Nhà hàng bị đóng cửa do đó đã ảnh hưởng nặng nề tới những thị trường gia cầm; tại những quốc gia này. Tuy nhiên, tại một số thị trường mới nổi; thì gia cầm tươi là mặt hàng thống trị các kênh tiêu thụ; chiếm doanh số tới hơn 95%. Sự hạn chế tiếp cận kênh bán lẻ tại những thị trường này lại trở nên có hại hơn.
Tín hiệu lạc quan
Thiếu hụt nguồn cung thịt không chỉ xảy ra tại Trung Quốc. Đến cuối năm nay, tình trạng này có khả năng xuất hiện tại nhiều thị trường khác; đặc biệt là Trung Đông; châu Phi và châu Á do nhu cầu tiêu thụ dần phục hồi đúng lúc nguồn cung khan hiếm.
Điều này có thể mang lại lợi ích cho những công ty xuất khẩu thịt gia cầm nói riêng. Tuy nhiên, hưởng lợi lớn nhất sẽ là những công ty đang hoạt động ở những thị trường có kênh dịch vụ ẩm thực đã mở cửa trở lại như thị trường Mỹ. Tại đây, hầu hết các cửa hàng dịch vụ thức ăn nhanh đã mở cửa trở lại vào đầu tháng 7.
Các thương vụ đạt được từ thỏa thuận thương mại Mỹ – Trung được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội hơn cho các công ty xuất khẩu gia cầm của Mỹ. Tính đến thời điểm hiện tại, các thương vụ này đã góp phần gia tăng một khối lượng xuất khẩu gia cầm đáng kể và được kỳ vọng tiếp tục tăng.
Ngành gia cầm cũng được kỳ vọng tăng trưởng mạnh hơn nhờ lợi thế về giá thức ăn khi giá ngũ cốc thấp hơn 20% so dự báo hồi đầu năm. Dù vậy, chi phí một số loại phụ gia thức ăn lại tăng cao hơn do các vấn đề chuỗi cung ứng vẫn đang tiếp diễn.
Nguồn: tapchigiacam.vn