Kỹ thuật quản lý và chăm sóc vịt sinh sản

mất:3 phút, 46 giây để đọc.

Nghề chăn nuôi vịt hiện nay đang là nghề sinh sống của một số bộ phận người dân lớn ở Việt Nam. Đây không chỉ là một nghề truyền thống của nước ta mà vịt còn là một loài dễ nuôi. Không chỉ vậy, loài vịt còn có đặc trưng dễ thích nghi với các điều kiện khí hậu thuận lợi ở Việt Nam. Ngoài ra, nuôi vịt không cần quá nhiều vốn; quy mô chăn nuôi cũng có thể thay đổi linh hoạt.

Tuy nhiên; do chưa nắm được kỹ thuật nên nhiều trang trại gặp phải tình trạng dịch bệnh chết hàng loạt gây ra nền kinh tế sụt giảm. Vì vậy để đạt được hiệu quả cao và chất lượng tốt thì các nông hộ cần nắm các kỹ thuật quản lý và chăm sóc vịt sinh sản.

Chuồng trại và thiết bị nuôi

Chuồng nuôi phải luôn đảm bảo nhiệt độ cho vịt con được ấm áp, chuồng nuôi cần được giữ ấm khi quây úm vịt con; lớp độn chuồng khô ráo để ấm chân và bụng; chuồng sạch sẽ giúp cho vịt sinh trưởng tốt.Dụng cụ chăn nuôi phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo. Chuẩn bị đầy đủ máng ăn, máng uống. Sử dụng các trang thiết bị để đảm bảo độ thông thoáng cũng như nhiệt độ; độ ẩm trong chuồng nuôi phù hợp với từng giai đoạn nuôi.

kỹ thuật chăn nuôi vịt

Nước uống

Cung cấp nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thú y theo nhu cầu của vịt. Trong những tuần tuổi đầu tiên nên cho vịt uống nước bằng máng chụp tự động. Cứ 100 vịt con cần tối thiểu một máng chụp tự động có đường kính 30 cm, cao 30 cm. Từ 3 tuần tuổi có thể thay thế máng chụp tự động bằng máng dài có chụp ngăn để vịt không vào được trong máng làm bẩn nước; chiều dài máng uống tối đa 9 – 10 cm cho một con vịt. Thay nước và rửa máng uống 3 lần/ngày.

Mật độ nuôi

Tuần thứ nhất 23 – 27 con/m2 nền chuồng; tuần thứ hai 10 – 15 con/m2; tuần thứ ba và tuần thứ tư 7 – 10 con/m2. Mật độ vịt giảm dần theo tuần tuổi. Từ 5 – 18 tuần tuổi giảm dần xuống 3 –  6 con/m2. Từ 19 tuần tuổi đến hết giai đoạn vịt đẻ nhu cầu diện tích chuồng nuôi cho mỗi vịt đẻ 2 – 3 con/ m2. Thực tế mật độ nuôi còn tùy thuộc vào độ thông thoáng của chuồng nuôi, mùa vụ và phương thức nuôi.

Nhiệt độ và độ ẩm

Dùng lồng úm hoặc quây để sưởi ấm, tránh gió lùa và dễ quản lý đàn vịt con. Trước khi chuyển vịt đến phải bật đèn sưởi trước tối thiểu 4 giờ để làm ấm chuồng nuôi cũng như lớp độn chuồng. Chú ý không để vịt bị sốc nhiệt những vùng có thời tiết biến động ngày đêm. Mùa đông phải sưởi cho vịt suốt 4 tuần lễ đầu, mùa hè chỉ cần sưởi 2 tuần đầu. Nhiệt độ phù hợp ngày tuổi thứ nhất là 30oC, nhiệt độ chuồng nuôi giảm dần đến 7 ngày tuổi là 24oC.

Chiếu sáng

 Công suất chiếu sáng là 3 – 5 W/m2 nền chuồng . Thời gian chiếu sáng tùy theo tuổi và loại vịt. Vịt 1 – 8 tuần tuổi, tuần lễ đầu chiếu sáng 23 giờ/ngày, sau đó mỗi tuần giảm 1 – 2 giờ. Vịt 8 – 20 tuần tuổi chỉ cần ánh sáng tự nhhiên ban ngày là đủ. Vịt 20 – 26 tuần tuổi, tăng dần thời gian chiếu sáng, từ tuần tuổi thứ 20 trở đi mỗi tuần phải tăng thêm thời gian chiếu sáng 1 lần với mức độ nào đó sao cho đến 26 tuần tuổi thời gian chiếu sáng đạt được 17 giờ trong 1 ngày đêm và duy trì mức này ttrong thời gian vịt đẻ.

Ổ đẻ

 Khi vịt được 22 tuần tuổi, cần bố trí ổ đẻ theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Chất độn ổ đẻ phải khô, sạch để giữ cho trứng không bị bẩn, nền chuồng không bị ẩm mốc. Trung bình 4 – 5 vịt mái có một ổ đẻ đơn, kích thước là 40 x 60 x 40 cm. Mỗi dàn có 5 ổ đẻ đơn, giữa các ổ đẻ đơn có vách ngăn cứng, tránh cho vịt khỏi chen lấn nhau gây dập, vỡ trứng.

Nguồn: tapchigiacam.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.