Chuồng nuôi vịt đẻ phải cao ráo, thoáng mát, yên tĩnh, tránh các loài động vật gây hại như chuột, cáo, chồn, chó, rắn, tránh xa khu dân cư và đường giao thông. Những nơi thích hợp nhất để đặt chuồng trại chăn nuôi vịt mái đẻ là vùng sông nước, ao hồ, ven biển, nơi có nhiều đồng ruộng. Vì những nơi này có nhiều thức ăn tự nhiên giàu chất đạm giúp vịt mau lớn, đẻ nhiều trứng và tăng năng suất chăn nuôi.
Điều kiện chuồng nuôi phù hợp
Chuồng nuôi phải thoáng mát, đảm bảo nhiệt độ
Không khí trong chuồng nuôi vịt đẻ phải đảm bảo đủ. Vào ban đêm, nếu vịt đẻ bị nhốt trong chuồng bịt kín và chật thì sức khỏe của chúng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Các nguồn hơi độc (như H2S, NH3, CO2) và chất bẩn trong chuồng có thể làm vịt gầy yếu, bỏ ăn, mệt mỏi, sút cân, tỷ trọng vịt giảm đi rất nhiều.
Nhìn chung, vịt mái đẻ có khả năng chịu nóng và chịu lạnh tốt, nhưng nếu để vịt mái đẻ ở nhiệt độ quá nóng (nhiệt độ vượt quá 35°C) sẽ gây rối loạn chức năng sinh lý, khiến chúng cảm thấy khát nước, ăn ít, thở nhiều. Cánh xã xuống đôi khi có thể làm vịt chết. Trường hợp quá lạnh (không khí có nhiệt độ thấp dưới 10°C) sẽ ảnh hưởng xấu đến sản xuất trứng. Ở miền Nam thời tiết thường không quá lạnh nhưng vào mùa mưa nếu chuồng nuôi bị dột, vịt thải ra nhiều phân dẫn đến độ ẩm cao sẽ gây hại cho vịt ; tạo điều kiện cho mầm bệnh có cơ hội sinh sôi và phát triển.
Trước của của chuồng vịt nên có sân chơi cao ráo, có hồ nước hoặc hệ thống sông ngòi sạch sẽ, chăn vịt cần tắm rửa sạch sẽ sau mỗi khi chăn thả về; sau đó cho vịt lên sân chơi để rỉa khô lông rồi người nuôi mới lùa vịt vào chuồng.
Nền chuồng nuôi vịt
Nền chuồng nuôi vịt nên cần có rơm, cỏ khô, mùn cưa hoặc trấu để tránh làm vỡ trứng. Chất độn phải khô và sạch, nếu là cỏ cứng thì phải vò cho mềm. Cần kiểm tra chất độn chuồng thường xuyên để đề phòng ve, kiến, nhất là nơi vịt làm ổ để đẻ trứng, nếu thấy phân dính (do trứng vỡ) thì phải thay ngay, nếu có bệnh thì đốt chất độn chuồng tuyệt đối không sử dụng lại.
Mật độ chuồng nuôi
Mật độ vịt đẻ nuôi trong chuồng phải vừa phải, đối với vịt cỏ thì cứ 100 con phải có 24m2 nền chuồng. Nếu nuôi quá nhiều con trong một nơi chật hẹp, tức là tăng mật độ cá thể lên thì tỷ lệ đẻ trứng ngay lập tức sẽ giảm, tỷ lệ vỡ trứng tăng, dịch bệnh sẽ phát triển nhiều hơn.
Một số kiểu chuồng nuôi vịt đẻ
Chuồng nuôi vịt đẻ kiểu tròn
Có thể làm chuồng vịt đẻ theo kiểu tròn; xung quanh đắp đất nện dày 0,40m, phía chân dày hơn phía trên; cao khoảng 0,60 – 0,80m. Ở chính giữa nền hình tròn có cột chắc chắn cao khoảng 3,20-3,50m, cột này là trụ đỡ mái che chuồng. Nguyên liệu làm chuồng đơn giản; chỉ cần tre; nứa; rơm, rạ là loại dễ kiếm và rẻ tiền.
Loại chuồng tròn có ưu điểm là vịt không bị xô vào góc chuồng gây giẫm đạp và đè lên nhau; nhưng có nhược điểm là nếu che kín bên trên thì trong chuồng thường bị tối.
Ở miền Nam đồng bào thường dùng các quây bằng tre quây tròn; mỗi quây nhốt từ 300 -500 vịt mái đẻ. Nếu số lượng vịt nhiều hơn có thể làm nhiều quây; trên mỗi quây có thể che tạm bằng những tấm phên. Ở miền nam thường chăn vịt lưu động; di chuyển từ cánh đồng này sang cánh đồng khác; nên chuồng vịt đẻ ít khi làm cố định.
Chuồng nuôi vịt đẻ cố định
Kiểu chuồng này vì không phải di động nên làm tương đối chắc chắn cần chọn nơi gần sông, ao, lạch mương hay ruộng có nước ra vào, có nguồn thức ăn như tôm; tệp, cua, ốc, sâu bọ… Nếu không có ao thì phải làm máng nước nhân tạo hoặc dùng chậu, vại sâu 30 – 40cm để vịt có chỗ bơi, đạp mái.
Chuồng cần làm cao thoáng; mái trước cao 1,7m để ra vào khỏi chạm; mái sau làm thấp trên dưới 1m cũng được. Cần phải chống mưa hắt vào trong chuồng làm ướt bẩn nền chuồng độn lót phải khô sạch.
Chung quanh chuồng cần có sân chơi có diện tích tối thiểu gấp 4 lần nền chuồng.
Máng ăn; máng uống cho vịt có thể dùng chậu; để vừa tầm mỏ của vịt; đừng để cao quá hoặc thấp quá. Để tránh vịt lội vào; dùng các quây bằng tre quây xung quanh máng cho vịt chỉ đưa đầu vào ăn dễ dàng.
Chuồng nuôi vịt đẻ di động
Nếu nuôi vịt đẻ chạy đồng thì chuồng có thể làm giản dị hơn, vì thường 1-2 tháng hoặc ngắn hơn nữa (thậm chí 3-5 ngày) phải di chuyển chuồng 1 lần (vì ruộng ít mồi).
Như trên đã nói, cần phải chọn nơi cao ráo, gò hoặc bãi cỏ, bờ sông thoáng để làm chuồng. Chuồng chỉ cần có 4 cọc tre để giữ mái lá, chung quanh quây phên tre, nền chuồng phải lót rơm khô sạch. Trong những tháng không có gió lạnh, mưa rào, chuồng vịt không cần phải lợp mái; chỉ cần quây chung quanh, còn buổi trưa tìm chỗ bóng cây mát có hồ nước để vịt nghỉ ngơi. Mỗi m2 chuồng có thể nhốt 6-8 vịt mái đẻ. Diện tích sàn rộng gấp 6 lần nền chuồng. Sàn phải có rào, và rào phải cao hơn mặt ruộng.
Người chăn nuôi vịt đẻ thường cất chòi bằng tre lá hay lều bằng vải ở ngay bên cạnh để trông nom chăm sóc vịt ban đêm, có người làm sàn trong chuồng để ngủ ngay ở trên đàn vịt cho thuận tiện.
Máng ăn, máng uống có thể có thể dùng chậu sành; chậu nhôm hay chậu nhựa đều được để cho dễ vận chuyển. Thức ăn dùng cho vịt ăn phải rải trên nong hay chiếu, không rải trên sân xi măng hoặc sân gạch, đề phòng vịt ăn dễ bị trầy và sứt mỏ.
Nguồn: kienthucnhanong.org