Bệnh khô chân ở gà

mất:3 phút, 42 giây để đọc.

Bệnh khô chân ở gà là một bệnh rất dễ gặp trong quá trình chăn nuôi. Vào mùa nắng nóng;  gà hay bị khô chân. Bệnh gặp ở cả gà trưởng thành và gà con. Người chăn nuôi cần phòng bệnh; phát hiện và điều trị sớm cho đàn gà để tránh những thiệt hại trong chăn nuôi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân cốt lõi dẫn đến khô chân là do gà bị mất nước. Nhìn chung, gà sẽ bị nhiễm bệnh ở hai giai đoạn từ 2 đến 15 ngày tuổi ủ bệnh và khi gà trưởng thành nặng trên 1kg.

– Do sai sót kỹ thuật ấp dẫn đến gia cầm nở không đều do lỗi kỷ thuật ấp.

– Do vận chuyển đường xa, và không cho gia cầm mới nở ăn uống sớm.

– Thiếu mật độ úm gà quá dày khiến gà không uống nước đủ hoặc bị cản trở bởi máng nước làm gà không uống được; thức ăn nuôi gà không đủ chất, thiếu mẹt.

Biểu hiện

Da chân gà khô và không tươi tắn, chân gà đi teo tóp, co quắp.

Biểu hiện rõ nhất ở sau khi mắc bệnh là gà ủ rũ, vận dộng không nhiều;đứng xù lông 1 chỗ; không ăn khiến gà gầy đi. Gà thở khò khè, lông bụng bết dính bẩn, đi ngoài phân trắng nhớt, hậu môn dính bết phân. làm cho gà sút cân; lâu dần sẽ chết đi. Nếu không được điều trị, bệnh sẽ lây lan sang những con khác trong đàn.

Đối với gà mới nở; nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng khô chân là do mật độ úm gà quá dày và thiếu nước uống hoặc thiết kế máng nước không phù hợp khiến gà khó uống. Trong trường hợp này; nếu gà không có dấu hiệu mắc các bệnh khác; bạn chỉ cần điều chỉnh lại mật độ úm gà cho phù hợp; tăng lượng nước cho gà uống; thiết kế lại máng uống phù hợp. Đặc biệt vào mùa khô, thời tiết nắng nóng, cần tăng độ ẩm chuồng trại bằng cách phun tạo hơi nước để gà không bị mất nước nhanh.

Bệnh khô chân ở gà

Với gà trưởng thành, khi gà trên 1 kg, nếu gà có biểu hiện bị khô chân, cần chú ý để bổ sung nước uống cho gà. Nếu gà kết hợp những biểu hiện khác như ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy ra phân trắng, hoặc bị xù lông, thì có thể gà đang mắc phải một số bệnh nguy cấp như: thương hàn, ỉa chảy, gà rù… Lúc này, cần điều trị kịp thời theo tình trạng bệnh.

Phòng bệnh

Thực hiện tốt nhất 3 khâu: thức ăn sạch, nước uống sạch, chăn nuôi sạch. Sử dụng thức ăn có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo chất lượng, số lượng, không bị ôi thiu ẩm mốc, không nhiễm bệnh… Người nuôi cũng có thể sử dụng một số loại máy móc như máy băm nghiền đa năng, máy trộn TĂCN, máy ép cám viên… để chủ động phối trộn sản xuất thức ăn cho gà.

Thực hiện quy trình phòng bệnh bằng vaccine theo tuổi, liều lượng, đúng yêu cầu kỹ thuật.

Khi gà bị bệnh, nên sử dụng thuốc Dizavit-plus 2 g/lít nước liên tục trong 5 ngày đêm. Kết hợp cho gà uống thêm kháng sinh: Pharmequin, Pharamox, Ampi-col 1 g/lít nước hoặc Pharcolivet 10 g/2,5 lít nước, liên tục trong 5 ngày đêm để có thể khống chế vi khuẩn bội nhiễm. Nếu gà có xu hướng nặng hơn, cần có bác sĩ thú y tới khám, điều trị.

Ngăn ngừa mầm bệnh phát tán và lây lan sang các khu vực khác ở trong khu trại nuôi bằng cách tiêu diệt côn trùng gây hại, không cho khách vào tham quan khi gà đang bị bệnh, không vận chuyển thức ăn nước uống…. ra khỏi ổ dịch bệnh.

Sát trùng, vệ sinh chuồng trại, nền chuồng, bờ tường, xung quanh trước khi thả gà vào.

Chuồng đang nhốt gà trên 30 ngày tuổi, 2 – 3 tuần phải phun sát trùng bằng formol 2% hoặc dipterex 6,5 g/lít nước vào các khu vực như trần, rèm, lưới, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống…

Nuôi với mật độ vừa phải để đảm bảo không khí lưu thông tốt nhất cho đàn gà.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.