Kỹ thuật phòng bệnh và vệ sinh cho thủy cầm

mất:3 phút, 33 giây để đọc.

Thủy cầm là loài gia cầm ưa thích sống dưới nước nhưng cũng có thể sống trên cạn; mà trong cả hai môi trường nói trên nếu không chú ý chăm sóc và thường xuyên vệ sinh chuồng trại thì rất dễ gây ra các loại dịch bệnh có thể làm ảnh hưởng đến đàn gia cầm thậm chí có thể lây sang từ ngan; vịt sang người.

Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế, phát huy tối đa các đặc điểm vai trò của gia cầm trong chăn nuôi thì người nông dân cần phải vệ sinh thú y và phòng bệnh.

Đây là hai yếu tố rất quan trọng không thể thiếu trong quá trình chăn nuôi gia cầm; vừa đảm bảo cho đàn gia cầm khỏe mạnh; vừa đảm bảo lợi ích kinh tế cho người nông dân. Sau đây là một số hướng dẫn trong việc vệ sinh và phòng bệnh cho gia cầm.

Chuồng trại và thiết bị 

Thứ nhất, phải vệ sinh chuồng trại; người chăn nuôi phải luôn đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ, khô ráo. Chuồng trại đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; nên lát nền xi măng để dẽ dàng cho việc vệ sinh quét dọn. Duy trì mật độ đúng yêu cầu và đủ diện tích sân chơi.

Thực hiện nghiêm túc đầy đủ luật lệ về công tác phòng trừ dịch bệnh; trước cửa chuồng nuôi phải có hố khử trùng. Trong chuồng nuôi chỉ nên có 1 loại vịt – ngan và nếu có 2 đàn thì chỉ nên cách nhau không quá 7 ngày tuổi.

Chuồng nuôi phải có chu kỳ luân chuyển hàng năm để có thời gian xử lý và trống chuồng. Vịt nhập về phải nuôi cách ly từ 15 – 20 ngày và giữ đúng các nguyên tắc thú y quy định.

Chuồng trại; trang thiết bị chăn nuôi phải được rửa để khô ráo; xung quanh chuồng nuôi phải vệ sinh công nghiệp sau đó tiến hành vệ sinh tiêu độc định kỳ bằng một số thuốc sát trùng: rải vôi bột xung quanh và bên trong chuồng nuôi sau đó để 2 – 3 ngày rồi quét dọn lại.

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho chuồng trại.

Dùng nước vôi mới tôi quét nền chuồng, sân chơi; xung quanh tường để khô, sau đó rải độn chuồng và đưa vịt vào. Dùng Formol (1 – 3 %) phun toàn bộ nền và tường chuồng; dùng Crezil (3 – 5 %) để phun.

Chất độn chuồng trước khi sử dụng phải được phơi khô, tiêu độc bằng các chất sát trùng kể trên; ủ một ngày, sau đó rải đều và đưa vào chuồng. Máng ăn, máng uống, lò sưởi; cót quây vịt… phải được rửa sạch sau đó sát trùng trước khi nhập vịt – ngan về.

Thức ăn, nước uống

Đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng khẩu phần; không cho vịt ăn các loại thức ăn ôi, mốc. Không dùng các loại thức ăn có hàm lượng muối cao; trong thức ăn có thể sử dụng chế phẩm vi sinh như EM, dung dịch Anolit, Catolit để giảm thiểu việc ô nhiễm môi trường do chất thải của vịt.

Nước uống cho vịt phải là nước sạch, không dùng nước đục, nước ao, hồ tù đọng, nước giếng có hàm lượng sắt cao. Có thể dùng thuốc tím 0,5‰ (5 gam cho 10 lít nước) để khử trùng nước uống cho vịt, ngan, hoặc Cloramin 1‰ (10 gam cho 10 lít nước). Có thể dùng Anolit; Catolit để sát trùng nước thường xuyên cho vịt uống.

Xử lý chất thải và thủy cầm chết

Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được cọ rửa sạch sẽ và khử trùng tiêu độc để chuẩn bị đợt chăn nuôi tiếp, để trống chuồng 7 – 15 ngày.

Nước thải, nước rửa chuồng trại của chăn nuôi thủy cầm theo hệ thống mương tiêu thoát về đến hố chứa và phải được xử lý trước khi đưa ra môi trường bên ngoài trang trại. Nếu lượng nước thải không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và không an toàn cho sản xuất.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.