Ngăn chặn bệnh bại huyết ở thủy cầm

mất:4 phút, 17 giây để đọc.

Gia cầm là một nguồn cung cấp thực phẩm phong phú cho con người; tuy nhiên bên cạnh đó nó cũng tiềm ẩn nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm. Đặc biệt trong thời đại hiện nay; môi trường bị ô nhiễm càng dễ cho các dịch bệnh hoành hành. Ở gia cầm, bệnh bại huyết là một bệnh nguy hiểm; đây là bệnh truyền nhiễm và cấp tính; lây lan trên diện rộng ở vịt và ngan. Bệnh bại huyết có khả năng gây chết cao, mọi đối tượng gia cầm đều có khả năng nhiễm bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh bại huyết là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ đưa đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể và cuối cùng vịt chết nhanh chóng. Xuất phát từ trực khuẩn Riemerella anatipestifer. Truyền trực tiếp qua hô hấp và truyền gián tiếp qua các tổn thương trên da. Là một bệnh truyền nhiễm cấp tính; lây lan rộng trên vịt, ngan; ít xảy ra ở ngỗng, gà tây; các loài chim nước, gà và gà lôi thỉnh thoảng có thể bị mắc bệnh.

Trong môi trường ẩm thấp và ở nền chuồng; vi khuẩn có thể sống khoảng 13 – 27 ngày và dễ bị tiêu diệt bởi các thuốc khử trùng thông thường.

bệnh bại huyết gây ra ở vịt

Ðặc điểm dịch tễ

Ðối tượng: Ngoài vịt và ngỗng rất nhạy cảm với bệnh, các loài khác như ngan, gà tây, chim cút, thiên nga… cũng có thể mắc bệnh. Ngan con trong 1 – 7 tuần tuổi dễ mắc bệnh nhất. Thời gian nung bệnh thường khoảng 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết có thể đến 50%, nếu ghép với bệnh khác, tỷ lệ chết cao hơn. Ở gà tây, bệnh thường xảy ra trong giai đoạn 5 – 15 tuần tuổi.

Ðường lây bệnh: Bệnh được lây từ gia cầm bệnh sang gia cầm khỏe theo 3 cách: Vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp; mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi -> nhiễm vào thức ăn, nước uống -> lây qua đường tiêu hóa; vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân.

Cơ chế gây bệnh: Vi khuẩn xâm nhập vào máu gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ dẫn đến suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể, gia cầm chết nhanh chóng.

Bệnh thường ghép với bệnh E. coli, tụ huyết trùng gây tỷ lệ chết cao trên vịt, ngan.

Triệu chứng

Gia cầm sốt cao, ủ rũ, sã cánh, ho khẹc, hắt hơi, mắt và niêm mạc mũi tiết dịch, vịt bị bệnh có biểu hiện vươn cổ lên để thở;

Kém ăn dẫn đến gầy, yếu nên luôn tụt lại sau đàn. Nếu bị kích động chúng chạy loạng choạng một đoạn rồi ngã nhào và nằm ngửa ra đạp chân trên không;

Tiêu chảy phân xanh có mùi tanh;

Phù đầu và sưng trũng quanh mắt, mất thăng bằng;

Nằm duỗi chân sau và nằm bệt, lông xơ xác và vấy bẩn, rụng thành mảng;

Gia cầm bị rối loạn vận động, đi lại khó khăn, khi đi đầu lắc lư, chân khập khiễng, đi thành vòng.

Phòng bệnh

Phương pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học. Luôn giữ cho chuồng trại dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ, thoáng mát, khô ráo, thường xuyên phun thuốc sát trùng diệt mầm bệnh. Hạn chế người ra vào khu vực chăn nuôi. Cần đảm bảo cách ly giữa các đàn gia cầm (giữa các đàn, các giống, các lứa tuổi) và với môi trường bên ngoài.

Thức ăn, nước uống sạch sẽ, cung cấp đủ lượng thức ăn đảm bảo cho gia cầm nuôi theo từng giai đoạn phát triển.

Chăn nuôi gia cầm đúng kỹ thuật để gia cầm khỏe mạnh, hạn chế bệnh xảy ra.

Ðịnh kỳ bổ sung vitamin, thuốc bổ như B-Complex, Beta-glucan, chất điện giải vào nước uống cho gia cầm để tăng cường sức đề kháng tự nhiên, đặc biệt trong những giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi hoặc gia cầm bị stress do vận chuyển hoặc sau khi tiêm vaccine.

Trị bệnh

Một số loại thuốc, kháng sinh có khả năng điều trị bệnh như Ceptiofur hoặc Penicillin kết hợp với Streptomycin hoặc Sulfaquinoxaline, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên bao bì. Cùng đó, bổ sung thêm vitamin tăng cường sức đề kháng cho gia cầm.

Khi hết liệu trình điều trị, cần bổ sung men tiêu hóa hoặc chế phẩm vi sinh hữu ích để cải thiện khả năng tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng, giúp vịt, ngan nhanh bình phục.

Kết hợp với việc điều trị bệnh, cần chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm tốt, vệ sinh, khử trùng môi trường để bệnh không tái phát.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.