Phòng, chống bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt

mất:3 phút, 27 giây để đọc.

Môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm tạo điều kiện cho virus sinh sôi, nảy nở. Gây ra nhiều dịch bệnh mới lạ; không chỉ diễn ra đối với con người mà hiện nay còn xuất hiện nhiều loại dịch bệnh trên gia cầm. Phải nói đến bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt. Đây là bệnh mới và rất nguy hiểm vì gây tỷ lệ chết cao cho vịt. Để phòng chống bệnh nhiễm trùng huyết trên vịt thì bà con nông dân cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để chăm sóc đàn vịt đúng kỹ thuật, cung cấp dinh dưỡng và tiêm phòng đầy đủ cho gia cầm.

Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt nếu không phòng và chữa bệnh kịp thời sẽ dẫn đến chết hàng loại do bênh lây nhiễm qua các vết thương hở nhiễm trùng ở da sau đó xâm nhập vào máu. Từ đó làm giảm hiệu quả nền kinh tế, làm cho bà con mất niềm tin vào chăn nuôi.

Đặc điểm

Bệnh nhiễm trùng huyết ở vịt  (RIEMERELLOSIS) hay còn gọi là bệnh bại huyết là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu -> gây rối loạn đông máu, rối loạn tuần hoàn, hô hấp, viêm màng não mủ -> suy gan, suy thận và các nội tạng khác của cơ thể -> vịt chết nhanh chóng.

vịt bị nhiễm trùng huyết

Mầm bệnh

Do vi khuẩn Riemerella anatipestifer (RA) Gram âm, thuộc họ Flavobacteriaceae gây ra. Ở trong nền chuồng và môi trường nước, vi khuẩn có thể sống 13 – 27 ngày. Vi khuẩn Riemerella anatipestifer có khoảng 21 serotype khác nhau và không có khả năng bảo hộ chéo. Đôi khi trong cùng một đàn vịt có thể nhiễm một hay nhiều serotype vi khuẩn khác nhau, vì vậy việc dùng vaccine nhiều khi không hiệu quả. Do đó khâu vệ sinh và sát trùng chuồng trại rất quan trọng để phòng bệnh. Các thuốc sát trùng như BIO-GUARD, BIOXIDE, BIODINE, BIOSEPT rất hiệu quả để tiêu diệt mầm bệnh này.

Lứa tuổi mắc bệnh

Mọi lứa tuổi của vịt đều có thể mắc bệnh. Nhưng vịt con 1 – 8 tuần tuổi dễ bị bệnh nhất. Thời gian ủ bệnh từ 2 – 5 ngày. Tỷ lệ chết khoảng 75%.

Đường lây bệnh

Bệnh được lây từ vịt bệnh sang vịt khỏe theo 3 cách:

– Vi khuẩn xâm nhập qua lớp biểu mô của cơ quan hô hấp.

– Mầm bệnh có trong chất tiết của dịch mũi -> làm vấy nhiễm vào thức ăn, nước uống -> lây qua đường tiêu hóa.

Vi khuẩn cũng có thể xâm nhập qua các vết trầy xước trên da, đặc biệt là trên bàn chân.

Triệu chứng

– Dấu hiệu tiêu hóa: Vịt tiêu chảy, phân xanh xám (dấu hiệu đầu tiên).

– Dấu hiệu hô hấp: Sốt, ủ rũ, chảy nước mắt, nước mũi, khó thở.

– Dấu hiệu thần kinh: Sưng phù đầu và cổ, ngoẹo cổ, đầu cổ bị run. Viêm khớp, mất điều hòa, vịt đi lại khó khăn. Dễ bị kích động, hai chân duỗi ra như bơi.

– Viêm ống dẫn trứng ở vịt đẻ (bên trong chứa nhiều dịch màu vàng).

Bệnh tích   

Gan và lách sưng, gan bị tổn thương, viêm màng ngoài tim, viêm túi khí, viêm màng não, viêm vòi trứng, viêm sưng khớp, đôi khi bị mòn sụn khớp.

Điều trị

– Những kháng sinh có thể điều trị được bệnh nhiễm trùng huyết bao gồm: Penicillin, Amoxycillin, Cephalosporins, Trimethoprim+Sulfamide, Florfenicol, Tetracycline, Quinolone (Marbofloxacin, Enrofloxacin…), Lincomycin

Phòng bệnh

– Tiêm phòng lúc vịt con từ 1 – 3 ngày tuổi 1 mũi thuốc BIO-CEPTIOFUR.

– Vệ sinh môi trường chăn nuôi sạch sẽ và sát trùng định kỳ chuồng nuôi với một trong các loại thuốc như BIO GUARD, BIODINE, BIOXIDE, BIOSEPT.

– Pha thuốc BIO SOL ADE-C vào nước cho vịt uống liên tục để tăng sức đề kháng.

– Khi thời tiết thay đổi nên pha thuốc BIO-ENRO C hoặc BIO E.T.S vào nước cho vịt uống để phòng bệnh.

– Nếu dùng vaccine thì nên sử dụng vaccine đa giá.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.