Bệnh huyết trùng ở chim trĩ

mất:4 phút, 36 giây để đọc.

Một trong những bệnh dễ gặp ở chim trĩ là bệnh tụ huyết trùng. Vào thời điểm giao mùa,  bệnh tụ huyết trùng thường xảy ra và gây nên tỷ lệ chết rất cao.

Tác nhân gây bệnh huyết trùng ở chim trĩ

Vi khuẩn Pasteurella aviseptica là tác nhân gây ra bệnh. Đây là một loại cầu trực khuẩn Gram (-) có kích thước nhỏ, hai đầu có hình dạng tròn, bầu dục hoặc hình trứng. Vi khuẩn không có lông, không di chuyển được, không có hình thành nha bào và giáp mô.

 Sức đề kháng của vi khuẩn yếu. Trong đất khô, có ánh sáng nhiều, vi khuẩn chỉ sống được 1-2 ngày, ở nhiệt độ 60-80°C, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt trong vòng 10 phút. Các chất khử trùng thông thường dễ tiêu diệt vi khuẩn, ví dụ: phenol 5% trong vòng 1 phút, nước vôi 10% trong vòng 3-5 phút… trong điều kiện đất ẩm, nền chuồng trại, chất độn chuồng tích tụ nước, vi khuẩn có thể tồn tại lâu dài.

Ðặc điểm của dịch tễ

Loài mắc bệnh: Trong tự nhiên, tất cả các loài gia cầm đều có thể nhiễm bệnh. Tuy nhiên, gà, vịt thường bị bệnh nặng hơn và hay xảy ra những vụ dịch lớn. Cùng với chim trĩ thì gà tây, ngỗng, ngan cũng bị bệnh.

Các loài bị nhiễm bệnh: Trong tự nhiên, tất cả các loài chim đều có thể bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, gà, vịt dễ mắc bệnh hơn, đại dịch cũng thường hay xảy ra. Ngoài chim trĩ ra còn có gà lôi, gà tây, ngan, ngỗng cũng bị bệnh.

Mùa vụ: Ở Việt Nam, bệnh thường xảy ra vào những thời điểm giao mùa và tỷ lệ tử chết cao.

Con đường lây nhiễm: Mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể chim trĩ thông qua đường tiêu hóa và hô hấp, khi ăn phải thức ăn, nước uống bị ô nhiễm hoặc hít phải bụi bẩn trong không khí có mang mầm bệnh…

Cơ chế gây bệnh: Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể chim sẽ không gây bệnh, do sức đề kháng giữa vi khuẩn và cơ thể ở trạng thái cân bằng. Ðiều kiện thuận lợi để cho vi khuẩn gây bệnh là sức đề kháng của chim trĩ bị giảm do các yếu tố gây căng thẳng trong quá trình chăn nuôi: chim trĩ bị cảm nóng, cảm lạnh do thay đổi thời tiết đột ngột, do vận chuyển xa, mật độ chim đông, điều kiện vệ sinh kém… hoặc ảnh nh hưởng mạnh, chẳng hạn như chim đẻ trứng, chim trống vừa đạp mái.

Triệu chứng

Giai đoạn cấp tính, chim trĩ chết đột ngột với tỷ lệ cao. Một số biểu hiện có thể thấy như chim trĩ mệt mỏi, mào tím tái, đi lại chậm chạp, liệt chân hay liệt cánh. Phân tiêu chảy thất thường có màu trắng loãng hoặc trắng xanh, đôi khi có máu tươi, thở khó, chảy nước mũi. Vào giai đoạn 4 – 5 ngày, tích có biểu hiện sưng, mũi sưng, viêm khớp và bại liệt, viêm kết mạc.

Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn gây ra
Bệnh tụ huyết trùng do vi khuẩn gây ra

Bệnh tích

Thịt sẫm màu. Phổi đỏ có một vài đám đen. Gan sưng, ruột sưng, mỡ vành tim xuất huyết, màng bao tim tích nước, phổi tụ huyết màu đen.

Gan đôi khi có hoại tử màu vàng hoặc lấm tấm trắng, có xuất hiện hoại tử đầu đinh gim. Ruột viêm đỏ ở trực tràng.

Chẩn đoán

Bệnh dễ dàng chẩn đoán qua các dấu hiệu lâm sàng. Tuy nhiên, cần lưu ý phân biệt với một số bệnh:

Bệnh Newcastle: Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi của chim, có triệu chứng thần kinh, ỉa chảy, phân loãng màu trắng có lẫn máu. Bệnh tích đặc trưng ở đường tiêu hóa: Viêm, xuất huyết, loét dạ dày cơ, dạ dày tuyến, ruột…

Bệnh CRD: Tỷ lệ mắc bệnh cao, tỷ lệ chết không cao. Các xoang vùng đầu viêm sưng, viêm niêm mạc túi khí, trong có chất bã đậu.

Ðiều trị

Bệnh do vi khuẩn gây ra nên có thể dùng kháng sinh điều trị. Sử dụng một trong các loại kháng sinh như: Tetracyclin, Flumequine, Sunfamerazin, liều lượng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, dùng trong 3 – 5 ngày. Trường hợp bệnh nặng, cần tiêm Streptomycin kết hợp với Kanamycin với liều 50 – 100 mg/kg trọng lượng trong 3 ngày, hoặc Gentamycin kết hợp Ampicillin tiêm bắp 50 mg/kg trọng lượng, tiêm trong 3 ngày.

Phòng bệnh

Thực hiện tiêm phòng vaccine theo quy định.

Cần giữ gìn vệ sinh chuồng trại. Hàng ngày cọ rửa sạch sẽ các máng ăn, máng uống; Quét dọn hết thức ăn rơi vãi quanh khu vực đặt máng ăn; Ðổ phân và cọ rửa máng phân sạch sẽ; Có hố vôi để khử trùng trước khi đi vào chuồng trại

Thường xuyên khơi thông cống rãnh để khu vực chuồng trại không bị úng ngập gây ô nhiễm; Vệ sinh, có biện pháp khử mùi hôi thối trong khu vực chuồng trại; Thay vật liệu lót nền chuồng, sát trùng chuồng trại trước khi rải vật liệu mới lót nền chuồng.

Phát quang và làm sạch cây cỏ dại xung quanh khu vực chuồng trại để ngăn ngừa ruồi, muỗi, chuột bọ, rắn.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.