Hiện giá gia cầm và các sản phẩm liên quan đến gia cầm; đang được nhận định sẽ tăng trở lại trong thời gian tới. Mặc dù vậy, với sản lượng nhập khẩu nhiều như hiện nay; thì ngành chăn nuôi gia cầm trong nước liệu rằng có thể cạnh tranh ngay trong nước. Do đại dịch Covid-19 hoành hành và diễn biến phức tạp nên giá gà, vịt trong nước giảm mạnh trong nhiều tháng; bắt đầu từ ngay sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020. Việc giá gia cầm giảnh mạnh và diễn ra trong thời gian dài; khiến các hộ chăn nuôi gà, vịt lỗ nặng và còn kéo theo đó là nhiều đơn vị kinh doanh thuốc thú ý, thức ăn, con giống… cũng gặp khó khăn và thử thách.
Tuy nhiên, vừa sau khi Thủ tướng Chính phủ thông báo nới lỏng giãn cách xã hội; thì giá gia cầm đã có xu hướng tăng nhẹ và thị trường cũng trở nên sôi động trở lại.
Tại chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ ở Hà Nội; các tiểu thương chia sẻ, sản lượng gia cầm được bán tại chợ đã tăng gấp đôi ngày thường. Trước đó, mỗi xe tải bình quân chỉ bắt và tiêu thụ được từ 5 – 7 tấn gia cầm/ngày; nhưng sản lượng đạt 10 – 14 tấn/ngày.
Giá tăng nhẹ sau giãn cách
Cụ thể, giá vịt tăng từ 30.000 – 31.000 đồng/kg lên 35.000 – 36.000 đồng/kg; rồi lên tiếp lên 38.000 – 40.000 đồng/kg; gà lông màu lai tăng từ 44.000 – 46.000 đồng lên 48.000 – 50.000 đồng/kg; rồi lên tiếp lên 58.000 – 60.000 đồng/kg; gà lông màu thuần ổn định ở mức xung quanh 85.000 – 90.000 đồng/kg; gà Tam Hoàng dưới 40.000 đồng/kg nay tăng lên 43.000 – 44.000 đồng/kg; và gà lông trắng tăng từ dưới 30.000 đồng/kg lên 32.000 – 35.000 đồng/kg.
Đầu tháng 5/2020, một người nuôi gia cầm ở Đồng Nai cho biết; gà hơi lông trắng hiện có giá 27.000 đồng/kg; tăng 3.000 đồng/kg so trước đó. Còn vịt lên 36.000 – 37.000 đồng/kg, tăng 4.000 đồng.
Giá gà, giá vịt liệu có tăng nóng?
Việc giá gia cầm có dấu hiệu tăng nhiệt thời gian trở lại đây khiến một số chuyên gia lo lắng; liệu có xảy ra thiếu nguồn cung như thịt heo hay không? Khả năng cung ứng con giống gia cầm của các doanh nghiệp trong nước như thế nào; đặc biệt trong bối cảnh nhập khẩu con giống gà lông trắng ông bà; bố mẹ đang khó khăn do COVID-19?
Đại diện một doanh nghiệp sản xuất giống trong nước cho biết; đến thời điểm hiện tại, lượng con giống mà đơn vị cung cấp ra thị trường rất dồi dào; nên không quá lo lắng về con giống.
Nhiều chuyên gia nhận định, thời gian tới giá gia cầm sẽ tiếp tục duy trì ở mức khá tốt; nhưng khó xảy ra hiện tượng tăng quá nóng như mặt hàng thịt heo; bởi nguồn cung gia cầm hiện nay khá cân đối và đầy đủ; hơn nữa thời gian quay vòng của gia cầm ngắn hơn heo khá nhiều.
Lo ngại nhập khẩu
Đáng chú ý, mặc dù giá gà, vịt, ngan trong nước hơn 3 tháng đầu năm nay đều giảm sâu, tiêu thụ khó khăn vì ảnh hưởng dịch COVID-19 thì lượng thịt gia cầm và các sản phẩm thịt gia cầm nhập khẩu về trong khoảng thời gian này vẫn tăng tới 150% so cùng kỳ năm 2019, lên tới hơn 78.376 tấn.
Chỉ riêng thịt gà trong 3 tháng đầu năm nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã nhập khẩu về 44.000 tấn, tăng 36% so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khoảng 60% là sản phẩm thịt đùi gà công nghiệp, được nhập khẩu về với giá 0,9 – 1 USD/kg. Thịt gà nhập khẩu có giá rẻ như vậy là do ở nước ngoài, đây là sản phẩm phụ, không phải là sản phẩm chính (ức gà, lườn gà). Trong khi đó, người tiêu dùng tại Việt Nam lại thích ăn thịt đùi gà nên các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều.
“Nếu so sánh với tổng sản lượng chăn nuôi gia cầm trong nước hiện nay thì sản lượng nhập khẩu là không lớn và thịt nhập khẩu cũng không ảnh hưởng tới giá gà trong nước”, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Nguyễn Văn Trọng cho biết.
Tuy nhiên, trong cuộc chia sẻ với Báo Người lao động gần đây, ông Lê Văn Quyết, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi
Bài toán cung – cầu đã được nhìn thấy rõ, lời giải cũng đã được đưa ra rất nhiều, song để có một kết quả đúng thì quả thật còn nhiều khó khăn và thách thức.
Nguồn: tapchigiacam.vn