Làm gì để nâng cao sức cạnh tranh ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta?

mất:4 phút, 38 giây để đọc.

Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đang có những bước phát triển vượt trội; từ chăn nuôi phân tán, theo quy mô nhỏ và tự phát theo hộ gia đình; dần chuyển thành chăn nuôi tập trung theo quy mô lớn; biết áp dụng và sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến. Chăn nuôi gia cầm đã và đang có vị thế mới; góp phần làm thay đổi cơ cấu sản xuất ngành chăn nuôi; góp phần giúp xoá đói giảm nghèo.

 Tuy nhiên, ngành gia cầm còn vẫn còn đang bộc lộ nhiều hạn chế; như là vẫn đang phát triển tự phát; chăn nuôi nhỏ lẻ khó kiểm soát được; thiếu tính liên kết chặt chẽ và khả năng dự báo thấp; nên dẫn tới việc thường xuyên bị mất cân đối cung – cầu. Nhược điểm lớn nhất của ngành gia cầm, đó là giá thành khá cao, sức cạnh tranh thấp; so với các sản phẩm cùng loại được nhập về từ nước ngoài. Trong tình hình hội nhập như hiện nay, thì đây là một vấn đề lớn, có tầm quan trọng trong việc quyết định đến sự sống còn của ngành sản xuất gia cầm trong nước.

chăn nuôi gia cầm bằng công nghệ tiên tiến

Nguyên nhân chính làm giá thành sản phẩm gia cầm Việt Nam cao hơn so với các nước

 Một là, chăn nuôi gia cầm ở nước ta phần lớn theo hình thức tự phát; quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ cao. Theo Tổng cục Thống kê; năm 2019 quy mô chăn nuôi gia cầm với số lượng dưới 100 con/hộ vẫn chiếm 56-59% tổng số đàn gia cầm. Hạn chế lớn nhất của chăn nuôi quy mô nhỏ; đó là khó đầu tư, áp dụng công nghệ mới; khó kiểm soát dịch bệnh; chi phí thức ăn và chi phí lao động cao; năng suất chăn nuôi thấp dẫn tới giá thành cao.

Hai là, để sản phẩm đến tay người tiêu dùng còn quá nhiều khâu trung gian; tính liên kết trong các khâu của chuỗi giá trị sản phẩm gia cầm lỏng lẻo; mạnh ai người ấy làm; mỗi khâu, mỗi công đoạn đều phải có lãi nên đẩy giá sản phẩm lên cao. Nguyên nhân do Việt Nam chưa có nhiều công ty lớn; có đủ tiềm lực và tầm nhìn để thành lập tập đoàn sản xuất tích hợp từ khâu con giống đến thức ăn; nuôi dưỡng, chế biến và bán sản phẩm.

Ba là, phần lớn các trang trại quy mô vừa và nhỏ chưa kiểm soát được chất lượng các nguyên liệu đầu vào như con giống; thức ăn, thuốc thú y…nên nguyên liệu đầu vào không ổn định cả về chất lượng và giá cả; gây ảnh hưởng đến năng suất và giá thành chăn nuôi. Thực tế những năm qua cho thấy chỉ những công ty lớn; đặc biệt là các công ty liên doanh mới kiểm soát tốt các khâu liên quan đến nguyên liệu đầu vào. Phần lớn các trang trại quy mô vừa và nhỏ; đặc biệt là các hộ chăn nuôi vì nhiều lý do khác nhau; trong đó có cả lý do chủ quan và lý do khách quan đã gần như bất lực trước khó khăn này.

Một số giải pháp

Ngoài an ninh lương thực thì xu thế trên thế giới; đặc biệt là các nước phát triển tìm cách đảm bảo cả an ninh thực phẩm; nhất là trong bối cảnh hội nhập. Để đảm bảo an ninh thực phẩm; Nhà nước nên có chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hình thành các công ty lớn; sản xuất tích hợp do Việt Nam làm chủ; để có đủ sức cạnh tranh với các công ty nước ngoài khác, như CP, Proconco, New Hope, Cagill…, Mặt khác cần tiếp tục cải tiến; đơn giản hóa các thủ tục vay vốn ưu đãi theo Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17/12/2012. Mạnh dạn đặt mục tiêu đến năm 2030; có ít nhất 1-2 công ty sản xuất thức ăn và chăn nuôi lớn nằm trong top 20 thế giới.

Phát triển các sản phẩm đặc thù để tăng tính cạnh tranh: Phần lớn các nước tập trung phát triển các giống gia cầm màu trắng; nuôi theo hướng công nghiệp nên có năng suất rất cao; giá thành rẻ nên để cạnh tranh với họ là rất khó khăn. Các giống gà lông màu nuôi bán chăn thả; mặc dù có giá thành cao nhưng bù lại chất lượng thịt lại tốt hơn gà lông trắng; các nước chưa nuôi nhiều các giống gà này.

Lợi thế của các nhà chăn nuôi gia cầm Việt Nam

Theo khảo sát mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA, 2019); có tới 67% người tiêu dùng châu Âu và 59% người tiêu dùng Mỹ; muốn chuyển từ việc sử dụng thịt gà trắng sang thịt gà lông màu nuôi bán chăn thả. Có thể coi đây là tín hiệu vui; và là một lợi thế không nhỏ đối với các nhà chăn nuôi gia cầm Việt Nam.

Tiếp tục nâng cao chất lượng; đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng yêu cầu ngày càng khắt khe của người dùng, nhằm phục vụ thị trường trong nước là chính. Với dân số trên 97 triệu người và khoảng 15 triệu khách du lịch nhu cầu tiêu thụ thịt, trứng thị trường nội địa là rất lớn.

Nguồn: tapchigiacam.vn

, ,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.