Bệnh cúm gia cầm

mất:4 phút, 40 giây để đọc.

Cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra, không chỉ có thể lây nhiễm cho chim mà còn cả người và các động vật khác. H5N1 là dạng cúm gia cầm phổ biến nhất, gây tử vong cho các loài chim và dễ ảnh hưởng đến con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, H5N1 lần đầu tiên được phát hiện ở người vào năm 1997 và đã giết chết gần 60% số cá thể mắc bệnh.

Tại Việt Nam, hai loại virus cúm A tồn tại song song: H5N1 và H1N1. Virus cúm gia cầm có nhiều trong dịch tiết đường hô hấp và phân của gia cầm nhiễm bệnh. Bệnh cúm lây lan qua đường tiếp xúc trực tiếp rất mạnh. Ngoài ra, virus cúm H5N1 có thể lây truyền gián tiếp qua không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, thiết bị chăn nuôi và trên chân, thân của các loài gặm nhấm. Các chủng virus cúm gia cầm có thể lây nhiễm sang nhiều loại động vật, chẳng hạn như chim, lợn, ngựa, hải cẩu, cá voi, hổ và ngay cả người.

Triệu chứng của bệnh cúm gia cầm: 

Các triệu chứng của bệnh cúm gia cầm khác nhau tùy theo loài bị nhiễm bệnh:

Triệu chứng dễ nhận thấy ở gà mắc bệnh

Từ vài giờ đến 3 ngày là thời gian mà con vật ủ bệnh; gà bị nhiễm trùng huyết; viêm đường hô hấp; xuất huyết tổ chức dưới da và nội tạng. Gà nhiễm H5N1 chết nhanh, tỷ lệ chết 90% trong vòng 48 giờ, sau khi nhiễm bệnh từ 3-4 ngày và có thể có nguy cơ chết cả đàn. Gà bị nhiễm bệnh có biểu hiện xù lông; tiêu chảy, hô hấp.

Trước khi chết; những con gia cầm bị nhiễm bệnh có các triệu chứng thần kinh; bao gồm bại liệt và cổ bị xoăn vặn. Bệnh biểu hiện ở phổi bị xung huyết nặng; lá lách bị sưng; tiền mề; mề  chảy máu ở ruột. Chảy máu dưới da của ống chân; phù nề quanh mi mắt; mào và tích tụ huyết xanh tím; phù quanh mí mắt. Các bệnh tích xuất huyết niêm mạc và tuyến tiêu hóa  ở dạ dày rất dễ nhầm với bệnh Newcastle ở gà. Gan xung huyết và phù nề với những chấm hoại tử dễ bị nhầm với nhiễm tụ huyết trùng ở gia cầm.

Bệnh cúm gia cầm

Triệu chứng dễ nhận thấy ở vịt

Triệu chứng thể hiện nhẹ hơn gà; đa số vịt mang trùng không thể hiện triệu chứng và chết thể cấp tính với biểu hiện triệu chứng thần kinh; co giật. Bệnh tích viêm nhẹ mí mắt và xuất huyết nội quan của vịt bệnh cúm cũng rất giống với bệnh dịch tả vịt. Triệu chứng ở các loài gia cầm khác như chim, cút, ngan, ngỗng chỉ thể hiện ủ rũ và chết đột ngột với tỷ lệ cao. Ngoài ra; việc chăn nuôi gần gũi giữa gia cầm và heo là điều kiện thuận lợi để virus cúm A H5N1 tạo biến chủng mới.

Bệnh cúm gia cầm

Phòng bệnh cúm ở gia cầm

Bệnh cúm gia cầm không chỉ gây dịch ở gia cầm mà còn có thể lây bệnh cho người. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị triệu chứng. Để phòng bệnh đạt hiệu quả cao cần phối hợp nhiều biện pháp.

– Thay đổi phương thức chăn nuôi: Chăn nuôi tập trung, trang trại, cách xa khu dân cư theo quy trình chăn nuôi khép kín. Không chăn nuôi gia cầm thả vườn, nuôi vịt chạy đồng.

– Kiểm soát giết mổ: Xây dựng các lò giết mổ gia cầm tập trung để kiểm soát nguồn gốc và tình hình dịch bệnh của gia cầm giết mổ, áp dụng dây chuyền giết mổ tự động và đóng gói sản phẩm khi đưa ra tiêu thụ;

– Chủ động tiêm phòng cho đàn gia cầm. Tiêm phòng bằng vaccine H5N1 cho gà và vịt. Gà 2 – 5 tuần tuổi tiêm 0,3 ml/con, trên 5 tuần tiêm 0,5 ml/con, sau đó 4 tháng tiêm nhắc lại 1 lần. Vịt 2 – 5 tuần tuổi tiêm 0,5 ml/con, sau 28 ngày tiêm nhắc 1 ml/con, sau đó 4 tháng tiêm nhắc 1 lần.

– Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng cúm gia cầm trên vịt xiêm (ngan), ngỗng, chim cút, gà ác, các loài chim và nhiều loài động vật khác.

– Tiêu độc sát trùng: Phun thuốc sát trùng 2 lần/tuần, dụng cụ chăn nuôi; phương tiện vận chuyển, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại; Giám sát chặt chẽ sức khỏe đàn gia cầm hàng ngày, phát hiện nhanh những biểu hiện bất thường như giảm ăn; giảm đẻ, gia cầm chết đột ngột đều phải được lấy mẫu xét nghiệm;

Phòng bệnh cúm gia cầm ở người

Hạn chế tiếp xúc; không tiếp xúc với gia cầm có biểu hiện bệnh khi không có bảo hộ đầy đủ như khẩu trang, găng tay; kính bảo hộ mắt; Hạn chế mua gia cầm sống; chỉ nên mua gia cầm đã giết mổ và trứng gia cầm đã qua kiểm dịch thú y; được đóng gói bảo quản có ghi rõ nơi giết mổ và hạn sử dụng; Chỉ ăn gia cầm và sản phẩm gia cầm đã nấu chín; không ăn tiết canh; trứng sống; trứng ốp la; luôn rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.