Dịch covid-19 ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi gia cầm

mất:4 phút, 30 giây để đọc.

Do diễn biễn phức tạp của đại dịch COVID-19; đã gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp tới ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta. Vừa phải phòng, chống dịch bệnh; vừa phải bán với giá rẻ các sản phẩm của ngành gia cầm. Vì vậy các cơ sở chăn nuôi, cơ sở sản xuất giống, thuốc gia cầm và thức ăn gia

Hiện nay, giá gia cầm trên thị trường trong nước đang giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Giá gà công nghiệp được bán trực tiếp tại trại ở Đồng Nai; và một số tỉnh thành khác của Đông Nam bộ; chỉ ở mức 8.000 – 8.500 đồng/kg. Mức giá trên được coi là thấp nhất từ trước tới nay. Phó Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ – Ông Nguyễn Văn Ngọc nói rằng: Giá gà đang rẻ như rau, 3 kg gà chỉ bán được có 24.000 đồng; giá chỉ có 8.000 đồng/kg thì người nuôi gà đang lỗ nặng.

Nguyên nhân khiến giá gà công nghiệp rơi xuống thê thảm là do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Từ trước đến nay, gà công nghiệp chủ yếu sử dụng tại các bếp ăn tập thể; phục vụ  cho công nhân và học sinh… Nhưng do dịch bệnh kéo dài, từ sau Tết nguyên đán 2020; các tỉnh thành và thành phố vẫn chưa cho học sinh đi học trở lại. Nhiều công ty còn cắt giảm thời gian làm việc do không có đơn hàng… Vì vậy nhu cầu tiêu thụ tụt dốc không phanh; trong khi nguồn cung lại tăng vọt.

sản lượng gia cầm trong nước tăng mạnh do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu phi

Giá giảm, tiêu thụ vẫn thấp?

Ông Lê Thanh Bình, Trưởng ban Quản lý chợ gia cầm Hà Vỹ, huyện Thường Tín, Hà Nội cho biết; trước đây, trung bình mỗi ngày, chợ tiêu thụ 30 – 35 tấn gia cầm. Tuy nhiên, thời điểm này lượng gia cầm về chợ chỉ khoảng 20 – 25 tấn/ngày. Cũng theo ông Bình: “Mặc dù giá gia cầm thấp; nhưng đang trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19; sức mua tại các chợ dân sinh kém nên lượng bán buôn tại chợ cũng rất chậm”.

Công bằng mà nói, không thể đổ hết lỗi cho COVID-19; mà cần nhìn vào thực tế; đó là việc ngành chăn nuôi gia cầm vẫn còn thiếu sức cạnh tranh trên thị trường. Mặc dù giá hạ, nhưng các bà nội trợ vẫn chọn mua thịt heo tại các cửa hàng; siêu thị thay vì mua thịt gà. Câu hỏi đặt ra là tại sao cùng bối cảnh giãn cách xã hội; nhưng thịt heo lại vẫn được giá; trong khi thịt gà lại rớt giá? Điều đó chứng tỏ không phải mọi nguyên nhân đều xuất phát từ COVID -19.

Bộ NN&PTNT và các ban ngành đánh giá; nguyên nhân giá gà hạ chủ yếu là do thói quen người tiêu dùng vẫn thiên về sử dụng thịt heo, trong khi đó ngành chăn nuôi gia cầm lại phát triển quá nóng, dẫn đến cung vượt cầu.

Chăn nuôi gia cầm phát triển

Công ty CP Tập đoàn Dabaco công bố quý 1/2020, doanh thu đạt 3.248 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt trên 340 tỷ đồng. So cùng kỳ năm trước thì 3 tháng đầu năm nay, lợi nhuận của Dabaco cao gấp 17 lần (quý 1/2019 chỉ đạt 20 tỷ đồng). Công ty này cho biết, tăng trưởng chủ yếu từ mặt hàng nhu yếu phẩm như: Trứng gà tươi, trứng gà chế biến, thực phẩm chế biến từ thịt gà, thực phẩm chế biến từ thịt; tăng cường bán heo thịt, gà thịt nhằm cung cấp cho thị trường nguồn cung thực phẩm chất lượng cao và ổn định trong bối cảnh dịch bệnh; tổ chức hệ thống phân phối, vận chuyển an toàn đến tận tay người tiêu dùng…

Việc các tập đoàn cung ứng sản phẩm chăn nuôi có mức tăng trưởng “thần tốc” trong giai đoạn COVID-19 đang diễn ra cho thấy, các tập đoàn chăn nuôi lớn và các chuỗi cung ứng gia cầm tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi vẫn “sống được”, vẫn có lợi nhuận tốt.

Điều chỉnh giảm sản lượng thịt gia cầm

Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo điều chỉnh giảm mức tăng trưởng về đầu con và sản lượng gia cầm. Cụ thể, Bộ sẽ điều chỉnh giảm sản lượng thịt gia cầm các loại từ 16,5% xuống dưới 10%, trứng từ 14% xuống 9 – 10%. Dự kiến, trong năm 2020, sản lượng thịt gia cầm ước đạt 1,42 triệu tấn, tăng 11,0%;  trứng đạt 14,6 tỷ quả, tăng 9,6%.

Hiện, các tỉnh, thành đang cố gắng tìm đầu ra cho sản phẩm gia cầm; trong đó có việc liên kết chuỗi, cung ứng sản phẩm cho các siêu thị, các cửa hàng tiện lợi.

Đồng thời, các địa phương cũng tính đến chuyện xuất khẩu gia cầm. nhiều lãnh đạo các công ty cung ứng thức ăn, con giống và chế biến gia cầm đều chung nhận xét: “Ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam đang phát triển và nếu chỉ tiêu thụ nội địa thì cung sẽ vượt cầu mà cần phải định hướng mở rộng xuất khẩu”.

Nguồn: tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.