Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trời

mất:4 phút, 0 giây để đọc.

Trong chăn nuôi vịt trời, việc đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chăn nuôi vịt trời đặc biệt là kỹ thuật về xây dựng chuồng nuôi vịt trời sẽ giúp người chăn nuôi nâng cao hiệu quả kinh tế, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh hoặc giảm nhiều chi phí chăn nuôi.

Phân chia các ô nhỏ chuồng nuôi vịt

Bạn nên làm chuồng trại thành các ô nhỏ riêng biệt để nhốt những con cùng lứa lại với nhau. Trung bình một ô khoảng 20m2 sẽ nuôi được khoảng 100 con vịt. Sau đó giảm dần vào các tháng tiếp theo.
Ô chuồng nuôi được chia làm 3 phần gồm khu ăn uống ;khu nghỉ ngơi và khu bơi lội.
Khu ăn uống và khu nghỉ ngơi chiếm khoảng 2/3 diện tích chuồng, 1/3 diện tích còn lại sẽ được thiết kế là phần cho vịt bơi lội.

Người nuôi nên làm chuồng trại thành các ô nhỏ riêng biệt để nhốt những con cùng một lứa lại với nhau. Một ô có diện tích trung bình khoảng 20m2 sẽ nuôi khoảng 100 con vịt trời. Sau đó trong vài tháng tiếp theo sẽ giảm dần.
Chuồng được chia thành ba phần: khu ăn uống, khu nghỉ ngơi và khu bơi lội.

Khu ăn uống, nghỉ ngơi chiếm khoảng 2/3 diện tích của chuồng, 1/3 diện tích còn lại sẽ được thiết kế làm khu bơi lội của vịt.

Cách xây chuồng nuôi vịt trời

Người nuôi nên láng xi măng nền chuồng để tiện cho việc quét dọn vệ sinh sau này. Ngoài ra; người nuôi nên xây dựng hệ thống sập lỗ bố trí trong chuồng để khi vệ sinh chuồng trại; hệ thống chất thải sẽ theo đường chảy ra ngoài của các lỗ; từ đó đảm bảo tốt vệ sinh chuồng trại.

Phần bơi nên đào hố sâu khoảng 1m và có chiều rộng khoảng 2m; lót bạt chống thấm và mặt nước rộng để vịt bơi lội.

Có độ cao phù hợp

Dù vịt trời đã được thuần hóa tuy nhiên vịt trời vẫn còn bản tính thiên nhiên của nó là có thể bay, bởi vậy khi làm chuồng trại, bà con nên tăng độ cao của vịt trời lên 3m – 3,5m. Tránh tình trạng vịt trời bay nhảy sang chuồng khác – ảnh hưởng đến cách quản lý và chăm nuôi sau này. Bà con có thể rào bằng lưới thép B40 hoặc lưới cước cho phù hợp với tùy mô hình.

Tạo bóng mát cho chuồng vịt

Cách cơ bản và đỡ tốn kém nhất chính là trồng cây ăn quả kèm theo; vừa thu hoạch quả vừa tạo được bóng mát cho chuồng. Bà con tránh lựa chọn một số cây dạng thân mềm bởi vịt có thể nghịch phá hỏng nhé.

Trên đây là một số chia sẻ kinh nghiệm làm chuồng trại chăn nuôi vịt trời; tùy địa thế và điều kiện bà con có thể xây dựng mô hình phù hợp theo tiêu chí và ý tưởng riêng. Đảm bảo các yếu tố chính trên đây để mang lại kết quả tốt nhất.

Tìm hiểu thêm về vịt trời

Kỹ thuật làm chuồng nuôi vịt trời

Họ vịt (tên khoa học: Anatidae) là một họ bao gồm vịt và các loài thủy cầm giống vịt nhất (như ngỗng, thiên nga). Chúng là những loài chim đã trải qua quá trình tiến hóa để thích nghi với việc bơi lội, nổi trên mặt nước, đôi khi ít nhất là lặn ở vùng nước nông.

Lông đuôi của vịt trời màu nâu đen có ánh với viền màu nâu nhạt. Các lông bao quanh cánh vịt khá nhỏ và màu hơi ngã xám. Bộ lông cánh lớn của vịt có màu xám chì với một sọc vằn ở gần cuối lông trắng và một sọc đen ở mút. Gương cánh ánh lên màu lục có viền màu đen và trắng.

Khi nói đến vịt, mỗi chúng ta không còn cảm thấy xa lạ gì. Nhưng không phải ai cũng thích món ăn được chế biến từ vịt và vịt trời. Vịt trời là loài thiên nhiên thuộc họ gia cẩm Chúng sống thành đàn và thường xuất hiện vào mùa hè.

Thịt vịt trời là một loại thịt quý, thịt chắc; thơm, ngon, ngọt và mềm hơn thịt vịt thường, đặc biệt không có mùi hôi. Vịt là món ăn ngon và bổ, giá trị dinh dưỡng của vịt cũng tương đương với gà. Theo quan điểm của Đông y, thức ăn của vịt chủ yếu là những con vật sống ở dưới nước nên thịt vịt có vị ngọt, tính hàn, vào kinh phế, tỳ, thận. Nó có tác dụng bổ thận và dưỡng vị; trị ho hoá đờm.

 

Nguồn: kienthucnhanong.org

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.