Vi khuẩn E.coli gây bệnh cho gia cầm

mất:4 phút, 37 giây để đọc.

Escherichia coli là một loại vi khuẩn rất phổ biến à nhiều chủng của nó có thể gây bệnh cho nhiều đối tượng vật nuôi trong ngành chăn nuôi, đặc biệt là gia cầm. Điều này gây ra rất nhiều khó khăn cho việc điều trị bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn gram âm Escherichia coli (viết tắt E.coli) gây ra cho các loài gia cầm, ở mọi lứa tuổi. Trên gia cầm, E.coli gây nhiều chủng bệnh khác nhau như viêm đường tiêu hóa (colibacillosis), nhiễm trùng huyết (colisepticemia), viêm tích tụ tế bào bạch cầu (coligranuloma), viêm màng bụng (peritonitis), viêm vòi trứng (salpingitis), viêm màng hoạt dịch, viêm khớp (synovitis)…

Tác nhân gây bệnh là vi khuẩn gram âm Escherichia coli (viết tắt là E.coli) gây bệnh cho các loài gia cầm ở mọi giai đoạn phát triển. Ở gia cầm, E. coli có thể gây ra nhiều loại bệnh, chẳng hạn như viêm đường tiêu hóa (colibacillosis), nhiễm trùng huyết (colisepticemia), viêm tích tụ bạch cầu (coligranuloma, viêm màng bụng (peritonitis), viêm vòi trứng (salpingitis), viêm màng hoạt dịch, viêm khớp (synovitis)…

Escherichia coli còn được gọi là vi khuẩn cơ hội, khi gia cầm bị stress hoặc mắc các bệnh khác làm suy giảm hệ miễn dịch có thể gây ra các bệnh kế phát. Sự xuất hiện kế phát của E. coli thường làm bệnh trầm trọng hơn và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho chăn nuôi công nghiệp.

Vi khuẩn E.coli gây bệnh cho gia cầm

Con đường truyền bệnh

Bệnh lây truyền theo chiều ngang qua tiếp xúc trực tiếp với con vật bị bệnh hoặc qua thức ăn, nước uống, chất thải (phân) hoặc dụng cụ chăn nuôi có mang mầm bệnh. Trong số đó, nguy hiểm nhất là sự lây nhiễm qua phân chứa mầm bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây truyền theo chiều dọc khi gà mái đẻ nhiễm vi khuẩn E.coli trong ống dẫn trứng truyền qua trứng vào phôi và ở sẵn trong cơ thể con non nở ra. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gia cầm, gặp các điều kiện (gia cầm yếu; thay đổi môi trường ; ngoại cảnh…) sẽ trở thành cường độc và phát bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Triệu chứng bệnh thường không đặc hiệu. Gia cầm bị bệnh có biểu hiện ăn kém, tăng trọng thấp, ủ rũ, xù lông, gầy rạc. Một số con có triệu chứng cảm cúm, sổ mũi, thở khó, phân loãng có màu trắng xanh, chết hàng loạt hoặc rải rác một cách liên tục. Gà thường chết nhiều trong 5 – 7 ngày đầu sau khi phát bệnh. Gà đẻ nhiễm bệnh có hiện tượng giảm ăn, giảm đẻ, gầy ốm, thường kèm theo chứng sưng khớp.

Bệnh tích

Khi mổ khám thấy gia cầm bị bệnh có triệu chứng viêm màng bao tim; viêm màng bụng, viêm màng quanh gan làm cho bao tim đục, màng bụng có dịch viêm; quanh gan thường phủ một lớp màu trắng đục, nếu bị nặng thì cả 2 lá gan đều sưng đỏ và xuất huyết lấm tấm. Ngoài ra; gia cầm còn có biểu hiện viêm đường ruột, viêm túi khí. Ở gà, vịt, chim cút mái đẻ; ống trứng có biểu hiện mềm, giãn, thành mỏng và có thể chứa dịch viêm trong lòng ống trứng; viêm; hoại tử một phần hoặc toàn bộ buồng trứng; Noãn hoàng có thể bị teo, bể nát lan tràn vào xoang bụng gây viêm. Gà con bị bệnh thường có bệnh tích viêm rốn.

Phòng bệnh

Do có nhiều chủng kháng nguyên E.coli gây bệnh nên việc phòng bệnh bằng tiêm phòng vaccine kém hiệu quả. Vì vậy, vệ sinh sạch sẽ; quản lý tốt và dinh dưỡng đầy đủ là cách phòng bệnh quan hữu hiệu nhất đối với E.coli. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp; trong đó, đảm bảo chuồng trại sạch sẽ; thoáng mát, thường xuyên phun thuốc sát trùng diệt mầm bệnh. Cung cấp đủ lượng thức ăn đảm bảo cho gia cầm nuôi theo từng giai đoạn phát triển.

Định kỳ vệ sinh trứng ấp; máy ấp, khu chăn nuôi bằng thuốc sát trùng phù hợp 1 lần/tuần hoặc 3 lần/2 tuần. Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ máng ăn; máng uống; tránh để thức ăn rơi vãi, ôi thiu làm môi trường ô nhiễm do nhiều khí độc (H2S, NH3).

Giữ môi trường chuồng trại luôn khô ráo về mùa đông, thoáng mát vào mùa hè, có biện pháp che chắn chuồng trại tránh bị mưa tạt làm ẩm ướt. Trong suốt quá trình nuôi, sử dụng thức ăn đảm bảo chất lượng, không bị ẩm mốc, ôi thiu. Định kỳ bổ sung vitamin, một số loại thuốc bổ, chất điện giải vào nước uống cho gia cầm để tăng cường sức đề kháng tự nhiên, đặc biệt trong những giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thay đổi hoặc gia cầm bị stress do vận chuyển hoặc sau khi tiêm vaccine.

Trị bệnh

Bệnh được điều trị bằng các kháng sinh Colistin, Kanamycin, Gentamycin, tiêm hoặc pha vào nước uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tăng cường sức đề kháng của gia cầm bằng cách bổ sung một trong những sản phẩm vitamin hỗn hợp, Vitamin C và chất điện giải. Sử dụng men tiêu hóa để cải thiện sức khỏe của gia cầm sau quá trình điều trị bệnh.

Nguồn: tapchigiacam.vn

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.